Mục lục bài viết
Có phải bạn từng bỏ tiền mua một chiếc áo thun thể thao nhưng trong quá trình vận động bạn cảm thấy áo thấm hút mồ hôi kém và khiến cơ thể bí bách? Sau thời gian sử dụng, bạn cảm thấy áo mất form và xuống màu đi nhanh chóng? Sự thật là chất liệu vải quyết định đến 80% độ bền, độ thoải mái và hiệu suất khi vận động. Một chiếc áo thể thao tốt không chỉ giúp bạn thoải mái tập luyện mà còn giữ được form dáng bền đẹp theo thời gian. Vậy đâu là vải may áo thun tốt nhất? Cùng khám phá ngay các loại vải phổ biến, ưu nhược điểm của từng loại để chọn ra chất liệu vải phù hợp nhất.
1. Tầm quan trọng của việc chọn vải may áo thun thể thao
Lựa chọn chất liệu vải cho áo thun thể thao đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm vận động và nâng cao hiệu suất tập luyện. Một loại vải chất lượng không chỉ thấm hút mồ hôi hiệu quả, giúp cơ thể luôn khô thoáng, mà còn có độ co giãn linh hoạt. Bên cạnh đó, nếu bạn chơi với tần suất vận động cao, áo thun thể thao cần được làm từ chất liệu bền bỉ, giúp hạn chế tình trạng dão vải, xù lông hoặc mất form sau nhiều lần giặt.Một chiếc áo duy trì được độ bền và tính thẩm mỹ không chỉ giúp người mặc tự tin hơn mà còn tối ưu chi phí sử dụng trong thời gian dài. Chính vì vậy, hiểu rõ và lựa chọn chất liệu phù hợp sẽ giúp người dùng tận hưởng trọn vẹn những lợi ích mà một chiếc áo thể thao chất lượng mang lại.
2. Những loại vải may áo thun thể thao phổ biến
2.1. Polyester
Polyester là loại vải tổng hợp được làm từ sợi nhựa, nhẹ, không nhăn, bền và thoáng khí. Nó không thấm hút mồ hôi mà để mồ hôi bay hơi trên bề mặt vải.
Ưu điểm của vải polyester là bền, ít nhăn, có khả năng chịu lực cao, khô nhanh. Chất liệu này có thể chịu được những chuyển động mạnh và lặp đi lặp lại của vận động viên mà không bị mất form hay hư hỏng nhanh chóng. Hơn nữa, polyester có giá thành tương đối rẻ so với nhiều loại vải cao cấp khác.
Ngoài ra, nó cũng có tính cách nhiệt tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết thay đổi. Rất phù hợp để may đồ thể thao như áo quần tập gym, đồ chạy bộ, đồ tennis, đồ bơi lội vì khô nhanh.
Nhược điểm của vải polyester là dễ gây ra tĩnh điện và kém thấm hút mồ hôi. Tính khử mùi của chất liệu này cũng không được đánh giá cao khi so với các chất liệu nylon, cotton và polypropylene.
2.2. Vải Mesh (97% Polyester + 03% Spandex)
Ưu điểm của vải mesh là giúp không khí dễ dàng lưu thông, mang lại cảm giác mát mẻ khi vận động. chất liệu nhẹ, nhanh khô và ít nhăn, phù hợp cho những ai yêu thích sự tiện lợi. Độ co giãn của Spandex cũng giúp vải linh hoạt hơn, tạo sự thoải mái khi di chuyển.
Trước đây, cotton không được ưa chuộng trong trang phục thể thao do khả năng hút mồ hôi chưa thật sự tối ưu, chỉ phù hợp với hoạt động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, tập thể dục nhẹ. Tuy nhiên, gần đây cotton đang có sự trở lại nhờ khả năng kiểm soát mùi tốt hơn so với nhiều loại vải tổng hợp.
Nhược điểm của vải mesh lại là không giữ nhiệt tốt do thiết kế thoáng khí, không phù hợp cho thời tiết lạnh. Ngoài ra, nếu không bảo quản đúng cách, vải có thể bị xù lông sau thời gian dài sử dụng.
Xm thêm: 5 lưu ý quan trọng khi chọn xưởng sản xuất áo thun thể thao
2.3. Cotton

Vải cotton được ưa chuộng bởi những ưu điểm nổi bật như mềm mại, thoáng mát, an toàn cho da và khả năng thoát mùi, không giữ lại mùi khó chịu. Nhưng cũng phải thừa nhận, cotton vẫn chưa thể sánh với các loại vải công nghệ tiên tiến về khả năng thấm hút mồ hôi và khô nhanh, vải cotton dễ bị ướt nếu vận động lâu hoặc trong điều kiện nóng bức. Đồng thời, vải này còn khó co giãn, nặng, dễ nhăn và mất form sau nhiều lần giặt.
2.4. Calico
Chất vải thô và kém đàn hồi nên sẽ không thích hợp cho các môn thể thao cần nhiều chuyển động mạnh như chạy bộ, gym, bóng đá hay bóng rổ. Loại vải này có khả năng thấm hút cao. Ngoài ra, việc sử dụng calico cũng góp phần bảo vệ môi trường, vì đây là một giải pháp thân thiện với thiên nhiên.
Một ưu điểm khác là calico có giá thành rẻ, do chưa qua xử lý hoàn toàn và vẫn giữ nguyên trạng thái thô, chưa nhuộm. Tuy nhiên, nhược điểm của nó nằm ở yếu tố thẩm mỹ – vì màu sắc cần được bổ sung sau trong quá trình sản xuất, do nó vẫn chưa được nhuộm và còn nguyên.
2.5. Spandex
Spandex là một trong những loại vải phổ biến được sử dụng trong trang phục thể thao và phòng gym nhờ khả năng co giãn vượt trội. Chất liệu này giúp quần áo trở nên linh hoạt, thoải mái ngay cả khi thực hiện những động tác cường độ cao. Trên thực tế, spandex có thể giãn gấp 100 lần kích thước ban đầu, khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà sản xuất đồ thể thao trên toàn thế giới.
Ưu điểm của spandex còn có khả năng thấm hút mồ hôi, thoáng khí và khô nhanh, giúp người mặc luôn cảm thấy dễ chịu khi vận động. Với một chất liệu sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật mà giá thành lại hợp lý, đây là lựa chọn tối ưu để may quần áo tập gym, yoga, chạy bộ, bơi lội hay các vận động mạnh như boxing, vật, đấu kiếm…
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của spandex là khó thêu, vì chất liệu này không giữ đường chỉ thêu tốt.
2.6. Microfiber
Quá trình pha trộn này khiến microfiber trở thành một chất liệu đắt đỏ khi sử dụng trên quy mô lớn – do đó, các sản phẩm làm từ microfiber thường có giá thành cao. Mặc dù giá thành cao nhưng microfiber thường được sử dụng trong sản xuất trang phục thể thao, khăn lau và đồ tracksuit nhờ vào khả năng thấm hút cao và bề mặt không gây trầy xước của nó.
2.7. Vải tổng hợp
Ban đầu, các trang phục thể thao làm từ sợi tổng hợp được tạo ra như một giải pháp thay thế cho những vận động viên chán ngán với các loại trang phục cao su và nhựa gây nóng bức. Chất liệu tổng hợp không chỉ được sử dụng trong may mặc mà còn được ứng dụng vào các thiết bị thể thao khác như băng bảo vệ đầu gối và khuỷu tay. Với đặc tính thoáng khí và khả năng thấm hút mồ hôi nhanh chóng, loại vải này giúp cơ thể luôn mát mẻ trong quá trình tập luyện.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của vải thể thao tổng hợp nằm ở quy trình sản xuất. Loại vải này được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp hóa học, dẫn đến việc sinh ra các sản phẩm phụ không thể tái tạo, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
2.8. Sợi tre
Nó còn cung cấp khả năng bảo vệ tuyệt vời khỏi tia UV, vì vậy mặc nó dưới ánh nắng trong thời gian dài sẽ không khiến bạn phải lo ngại. Nhìn chung, sợi tre có thể được ứng dụng trong các loại áo thể thao giống như vải cotton. Một số nhà sản xuất thậm chí còn ưu tiên loại vải này hơn cotton nhờ các đặc tính nổi bật giúp ích cho quá trình sản xuất.
Ví dụ, vải sợi tre có độ thoáng khí cao và độ co giãn tốt hơn cotton. Nó cũng dễ dàng dệt với các loại vải có mật độ sợi cao, tạo ra trang phục mỏng hơn so với cotton nhưng vẫn giữ được độ dẻo dai tương đương hoặc tốt hơn.
2.9. Nylon
Ưu điểm của vải nylon là rất bền bỉ, chống mài mòn, chịu lực căng tốt, khô nhanh, dễ giữ form và nhẹ. Ngoài ra, vải nylon còn chống thấm nước, chống bám bụi hiệu quả.
Nhược điểm của vải nylon là kém thoáng khí, dễ gây ra tĩnh điện, dễ bám mùi và không thân thiện với môi trường do khó phân hủy sinh học. Vải nylon cũng kém mềm mại, co giãn kém hơn so với một số loại vải khác.
3. Các tiêu chí để lựa chọn vải may áo thun thể thao phù hợp
3.1. Mục đích sử dụng
Tùy theo mục đích sử dụng để bạn đưa ra lựa chọn chất liệu vải phù hợp. Nếu bạn đang cần áo thun thể thao dùng cho các hoạt động cường độ cao như chạy bộ, tập gym, leo núi,... bạn nên chọn vải có khả năng co giãn tốt, thoáng khí và thấm hút mồ hôi hiệu quả.Ngược lại, nếu sử dụng trong các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc mặc hàng ngày, hãy ưu tiên những loại vải có độ mềm mại, thoải mái. Bạn có thể tham khảo vải polyester, vải Mesh, Nylon hay Spandex cho các hoạt động cường độ cao (Chạy bộ, tập gym, bóng đá, đạp xe...)
- Polyester: Vải tổng hợp có độ bền cao, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, nhanh khô và giữ form tốt sau nhiều lần giặt.
- Mesh: Vải Mesh có ưu điểm thoáng khí vượt trội, nhẹ, co giãn tốt và giúp thấm hút mồ hôi hiệu quả.
- Nylon: Mềm mại hơn polyester, có độ co giãn tốt, nhanh khô và giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể khi vận động.
- Spandex: Thường được pha với polyester hoặc nylon để tăng độ đàn hồi, hỗ trợ các động tác kéo giãn, phù hợp với gym và thể thao đối kháng.
- Cotton: Mềm mại, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, mang lại cảm giác dễ chịu khi mặc. Tuy nhiên, cotton giữ ẩm lâu, không phù hợp với các môn thể thao ra nhiều mồ hôi.
- Bamboo: Vải tự nhiên có tính năng kháng khuẩn, hút ẩm tốt hơn cotton, mềm mại, chống tĩnh điện và thân thiện với làn da.
- Microfiber: Vải siêu nhẹ, khô nhanh, bền bỉ, thích hợp cho các môn thể thao ngoài trời hoặc trong môi trường ẩm ướt.
3.2. Thiết kế
Đối với một vài thiết kế đặc biệt như khi chọn chất liệu để thêu logo hay họa tiết, cần phải lưu tâm đến khả năng giữ đường chỉ thêu của vải. Nếu vải không thể giữ đường chỉ thêu tốt, một số thiết kế sẽ không thể thực hiện được.Quần áo thể thao cũng là một tuyên ngôn thời trang, đặc biệt trong thời đại thương hiệu thể thao lên ngôi – vì vậy, tính thẩm mỹ mà chất liệu có thể mang lại là một yếu tố đáng cân nhắc.
3.3. Sự thoải mái
Khi tập luyện, điều mà bạn không mong muốn nhất là trang phục gây khó chịu, không thoải mái. Nó sẽ làm bạn mất tập trung và ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất. Do đó, chất liệu mềm mại, linh hoạt, có độ co giãn tốt để có thể di chuyển thoải mái trong các hoạt động cường độ cao là điều cần thiết, song cũng là điều ưu tiên hàng đầu để lựa chọn được vải may áo thun thể thao tốt nhất.3.4. Trọng lượng và độ bền
Áo thun thể thao cần có độ bền cao vì chúng thường xuyên chịu lực kéo căng và ma sát trong quá trình tập luyện. Trọng lượng của trang phục cũng rất quan trọng, bởi trong nhiều môn thể thao, chỉ một vài gram dư thừa cũng có thể tiêu tốn năng lượng và làm giảm hiệu suất thi đấu.3.5. Khả năng thấm hút và điều hòa độ ẩm
Hơn hết, đồ thể thao cần có độ thoáng khí tốt để giúp mồ hôi di chuyển từ cơ thể ra bên ngoài vải một cách dễ dàng. Nếu không, người mặc sẽ nhanh chóng cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, dẫn đến nguy cơ chấn thương như căng cơ hay chuột rút.3.6. Bảo vệ khỏi tác động của thời tiết
Yếu tố này ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt khi có nhiều loại vải có khả năng chống thấm nước và cản gió. Trong một số điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đây có thể là yếu tố quyết định, giúp bảo vệ người mặc khỏi những rủi ro từ môi trường.3.7. Giá thành
Tất nhiên, giá cả của chất liệu luôn là một yếu tố quan trọng. Nếu một loại vải có giá cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh, nó cần phải có hiệu suất vượt trội hoặc sở hữu một điểm bán hàng độc đáo để trở thành lựa chọn hấp dẫn trong sản xuất áo thun thể thao. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường hiện nay, người tiêu dùng có nhiều quyền lựa chọn và lợi nhuận của doanh nghiệp luôn chịu áp lực cạnh tranh.4. Những lỗi thường gặp khi lựa chọn vải may áo thun thể thao
- Nhầm lẫn giữa co giãn và thoải mái: Nhiều người nhầm lẫn rằng vải co giãn khi mặc sẽ mang lại cảm giác thoải mái. Không hẳn là như vậy, Một s
- Một số vải có độ co giãn rất cao nhưng lại ôm sát quá mức vào cơ thể dẫn đến bí bách, hoặc quá co giãn dẫn đến áo dễ bai dão, dễ mất form chỉ sau vài lần mặc.
- Chọn vải dày vì nghĩ rằng bền hơn: Mình tin chắc nhiều người lầm tưởng rằng vải áo thể thao càng dày thì áo càng bền. Nhưng ở khía cạnh khác, vải áo dày thường có trọng lượng lớn, gây áp lực lên các đường may, làm chúng nhanh bị bung hoặc giãn. Ngoài ra, một số loại vải dày nhưng sợi dệt kém chất lượng vẫn dễ bị xù lông, rách hoặc mất form sau một thời gian sử dụng. Trong thể thao, vải dày còn khiến cơ thể khó thoát nhiệt, gây nóng bức, đổ mồ hôi nhiều hơn và ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện.
- Bị đánh lừa bởi tính thẩm mỹ của áo: Bằng việc không kiểm tra độ bền màu và chống xù lông, có một vài loại vải nhìn đẹp lúc đầu nhưng nhanh phai màu, xù lông sau vài lần giặt. Do không kiểm tra cảm giác khi mặc nên cũng có một số loại vải có thể gây kích ứng hoặc bí bách mặc dù rất bắt mắt. Do vậy, đặt kỳ vọng chất lượng quá cao về sản phẩm mà chỉ thông qua hình ảnh thiết kế có thể dẫn tới những lựa chọn sai lầm.
5. Gợi ý xưởng may áo thun thể thao uy tín
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên chọn loại vải nào để may áo thun thể thao bền đẹp, thoáng mát, thì một xưởng may uy tín chính là giải pháp lý tưởng, giảm bớt những gánh nặng cho bạn.Hãy chọn iFitness – bởi chúng tôi tự tin có đội ngũ tư vấn tận tình giúp bạn tìm được chất liệu vải áo thun thể thao phù hợp nhất. Đồng thời, chúng tôi có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ nếu bạn chưa hoàn thiện thiết kế. Đừng để những ý tưởng mãi nằm trong suy nghĩ, để chúng tôi giúp bạn hiện thực hóa, tạo nên những chiếc áo thun thể thao độc đáo và chất lượng.
Đừng ngần ngại liên hệ qua hotline iFitness: (028) 22.00.2222 để được tư vấn ngay hôm nay, bạn nhé!