Mục lục bài viết
Băng gối thể thao đang dần trở thành vật dụng quen thuộc trong túi đồ tập luyện của nhiều người. Bạn đam mê vận động thể thao nhưng bạn cũng thấy quá rủi ro với những chấn thương thường xảy ra ở đầu gối? Vậy thì đừng lo, băng gối thể thao có thể giải quyết vấn đề mà bạn đang trăn trở.
Đến với bài viết này, iFitness sẽ đem tới cho bạn cái nhìn tổng thể về băng gối thể thao, công dụng, phân loại, cách chọn băng gối thể thao và hướng dẫn bảo quản chúng. Khám phá ngay cùng iFitness nhé!
Băng gối thể thao là gì?
Băng gối thể thao là loại phụ kiện thể thao hữu ích cho các vận động viên tham gia thi đấu hay vận động mạnh. Chúng hỗ trợ, bảo vệ và ổn định khớp gối, hạn chế tối đa các chấn thương thể thao như giãn dây chằng, hội chứng Patellofemoral, rách sụn chêm đầu gối hay bong gân khớp gối,...
Nhắc tới chấn thương đầu gối, có lẽ hầu hết mọi người đang dành sự quan tâm đặc biệt tới dây chằng. Thật trùng hợp là băng bảo vệ đầu gối lại cực kỳ vượt trội trong khía cạnh này, có thể thay cách gọi băng gối thể thao thành băng đầu gối bảo vệ dây chằng.
Băng gối thể thao được làm bằng vải mềm, co giãn tốt có thể kể đến như vải tổng hợp polyester và spandex, hay vải pha cotton để tăng độ hút ẩm và thoáng khí.
Một vài loại băng gối thể thao còn có thêm cao su hay silicon giúp tăng cường độ bám. Băng bảo vệ đầu gối sẽ có hiệu ứng nén nhẹ, góp phần giữ ấm khớp, tối thiểu các chuyển động gây hại và giúp tăng tuần hoàn máu.
Công dụng tuyệt vời mà băng gối thể thao mang lại
1. Sử dụng băng gối thể thao giúp phòng ngừa chấn thương hiệu quả
Sự phát minh ra băng gối thể thao chính là giải pháp hiệu quả để phòng ngừa, hạn chế các chấn thương thể thao đã được mình đề cập phía trên như giãn hoặc đứt dây chẳng, rách sụn chêm, bong gân, ...
Nhất là trong các hoạt động mạnh hay hoạt động có những chuyển động đột ngột thì việc sử dụng băng đầu gối bảo vệ dây chằng lại càng cần thiết hơn nữa.
Nhờ có cơ chế bảo vệ của lớp vải nén ôm sát khớp gối sẽ giúp giảm rung chấn và giữ ổn định trục khớp trong suốt quá trình vận động. Đồng thời bảo vệ đầu gối nếu có vấp ngã hay va chạm xảy ra.
2. Giảm đau nhức, sưng và tăng tuần hoàn máu nhờ băng gối thể thao
Chắc hẳn bạn đã từng rơi vào trường hợp khớp gối đau, căng tức hoặc sưng nhẹ sau quá trình vận động mạnh đúng không? Thì đây chính là lý do mà bạn cần đầu tư cho mình một băng gối thể thao.
Bạn sẽ phải ngạc nhiên vì cảm giác đau nhức đó được giảm rõ rệt và đáng kể nhờ sức ép vừa phải lên đầu gối của băng gối thể thao, nó hỗ trợ quá trình lưu thông máu tốt hơn, giảm ứ đọng dịch khớp và duy trì nhiệt độ vùng gối ổn định.
Đặc biệt trong thời tiết lạnh, khả năng giữ nhiệt của băng gối bảo vệ dây chằng lại càng hữu ích giúp giảm cảm giác đau mỏi hiệu quả.
3. Băng gối thể thao hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương
Nếu trong những hoạt động trước bạn bị chấn thương và hiện tại đầu gối của bạn vẫn còn sưng và yếu, băng bảo vệ đầu gối cũng giúp bạn tạo áp lực lên gối và cố định đầu gối nhẹ nhàng, bảo vệ vùng tổn thương và hạn chế những chuyển động bất lợi làm vết thương cũ tái phát.
Băng gối thể thao chính là giải pháp bổ trợ phục hồi chức năng hiệu quả được chuyên gia hay người có chuyên môn khuyên dùng.
4. Cải thiện niềm tin và sự thoải mái, tăng cường sự ổn định do đã có băng bảo vệ đầu gối
Khi đeo băng gối thể thao, bạn như khoác thêm một lớp áo giáp, củng cố niềm tin cho chính mình rằng đã có băng bảo vệ đầu gối rồi, hãy cứ tự tin mà vận động.
Mà quả đúng là như vậy, vì khi sử dụng băng gối thể thao bạn sẽ cảm nhận rõ sự ổn định của khớp gối trong từng chuyển động như squat, nhảy xa hay các hoạt động vận động mạnh.
Áp lực nén nhẹ của băng gối thể thao còn giúp bạn có thể kiểm soát và phản xạ chuyển động trong suốt quá trình tập luyện.
5. Bảo vệ khớp gối lâu dài
Việc sử dụng băng gối thể thao thường xuyên sẽ giúp giảm áp lực lên khớp, giảm nguy cơ thoái hóa và kéo dài tuổi thọ vận động của đầu gối.
Băng bảo vệ đầu gối góp phần phân tán đều lực tác động lên gối, giảm bào mòn sụn, đảm bảo sự linh hoạt của khớp gối.
Xem thêm: Tôi ước mình biết điều này sớm khi bị chấn thương cổ chân để khong phải hối hận như lúc này
Băng gối thể thao có bao nhiêu loại ?
1. Băng gối thể thao hở gối
Băng gối thể thao hở gối sẽ có thiết kế lỗ khoét ở vùng bánh chè giúp giảm áp lực tại điểm tiếp xúc trực tiếp. Hơn nữa với những ai cảm thấy bí bách với thiết kế băng gối thể thao dạng ống bít kín thì băng bảo vệ đầu gối kiểu hở gối sẽ là lựa chọn phù hợp hơn mà vẫn đảm bảo chức năng.
Ưu điểm của loại thiết kế này là xương bánh chè không bị chèn ép, mang lại cảm giác dễ chịu khi vận động và thoáng khí hơn.
Nhưng chính ưu điểm cũng tạo nên nhược điểm vì tại vùng lỗ khoét ở xương bánh chè, băng gối thể thao có thể không bảo vệ được vùng đó, dễ dàng xây xát nếu té ngã xả ra.
Thích hợp cho những người chạy bộ, tập gym, đạp xe hay phòng ngừa cơ bản mà cần thông thoáng vùng bánh chè. Bạn có thể tham khảo một vài thương hiệu nổi bật như băng bảo vệ đầu gối Profits thương hiệu PIP,...
2. Băng gối thể thao dạng ống
Tương tự như băng gối thể thao hở gối, băng bảo vệ đầu gối dạng ống cũng sử dụng vải co giãn, ôm sát khớp gối để tạo lực nén nhẹ. Nhưng băng quấn thể thao dạng ống sẽ bịt kín toàn phần trong khi băng quấn thể thao hở gối được khoét ở vùng bánh chè.
Ưu điểm của băng gối thể thao dạng ống là siêu dễ dùng, chỉ cần xỏ vào là xong, giá cả cũng phải chăng. Bên cạnh đó, nhược điểm của loại băng bảo vệ đầu gối này là mức độ hỗ trợ chưa cao và không phù hợp với các chấn thương nặng cần cố định khớp.
Vì những thiết kế tương đồng nên đối tượng người dùng cũng gần giống với băng gối thể thao hở gối, áp dụng cho những người mới tập, hay chỉ cần phòng ngừa cơ bản.
3. Băng gối thể thao dạng quấn
Khác với 4 loại băng gối thể thao trên, băng gối thể thao dạng quấn có thiết kế dạng dải dài dùng để quấn quanh các khớp theo năng lực tùy chỉnh.
Loại này thường được sử dụng trong các bài tập sức mạnh để tăng cường hỗ trợ và giảm áp lực trực tiếp lên gối như các bài tập nâng tạ nặng, vận động mạnh, được ưu tiên sử dụng bởi các vận đông viên cử tạ hay người tập gym cường độ rất cao.
Song song với đó, do thiết kế dạng dải nên tồn tại nhược điểm là cần kỹ thuật quấn đúng cách, chỉ nên sử dụng khi luyện tập nặng, không nên đeo liên tục do sẽ cản trở lưu thông máu.
4. Băng gối thể thao hỗ trợ xương bánh chè
Băng bảo vệ đầu gối này tác động trực tiếp đến gân bánh chè bằng cách tạo áp lực nhẹ ở đầu gối. Mặc dù thiết kế nhỏ gọn nhưng băng gối thể thao loại này lại vô cùng hiệu quả trong việc giảm đau mặt trước khớp gối, tập trung giải quyết các vấn đề đau mặt trước của gối.
Tuy nhiên, thiết kế tiện lợi làm diện tích tiếp xúc, bảo vệ của băng gối thể thao này cũng hạn chế khi chỉ tác động lên gân bánh chè mà thôi. Thích hợp với những hoạt động thể thao hay đau mặt trước gối như chạy bộ, chơi bóng rổ, bóng chuyền.
5. Băng gối thể thao có nẹp
Thiết kế chuyên biệt của băng gối thể thao có nẹp đó chính là khung nẹp cứng hoặc bản lề mô phỏng chuyển động khớp. Đây là loại băng đầu gối bảo vệ dây chằng hiệu quả nhất, kiểm soát các hướng di chuyển nguy hiểm của khớp.
Tất nhiên với thiết kế băng gối thể thao chuyên biệt như thế này thì nhược điểm giá cao cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra băng gối thể thao có nẹp cùng cồng kềnh hơn và di chuyển kém tự nhiên, linh hoạt.
Sử dụng loại băng bảo vệ đầu gối có nẹp thường yêu cầu chỉ định tư vấn của chuyên gia, bác sĩ, phù hợp với những người có chấn thương dây chằng nặng hay những người có tình trạng khớp gối ảnh hưởng nghiêm trọng sau chấn thương khi thi đấu, vận động.
Cách sử dụng và bảo quản băng gối thể thao để sử dụng được lâu dài
1. Cách sử dụng đối với băng gối thể thao dạng ống
Đầu tiên dùng hai tay để cầm chắc phần trên của ống, sau đó xỏ chân vào và kéo qua bàn chân, qua cổ chân lên tới đầu gối. Đảm bảo rằng phần giữa của băng gối thể thao sẽ nằm ngay trên xương bánh chè. Hãy điều chỉnh cần thiết sao cho băng gối thể thao vừa khít, ôm sát và có độ phẳng nhất định, không gây kệnh hay khó chịu lên chân.
2. Cách sử dụng đối với băng gối thể thao dạng dây quấn
Sử dụng băng gối thể thao dạng dây quấn sẽ phức tạp hơn nhiều so với băng gối thể thao dạng ống. Trước hết hãy ngồi thoải mái với chân duỗi thẳng hoặc gối hơi gập. Xác định đầu băng là phần không có miếng dán, sau đó đặt đầu băng ngay xương bánh chè. Tiếp theo quấn từ 1 - 2 vòng quanh phần dưới gối.
Tiếp tục quấn theo kiểu số 8 hoặc vòng tròn, mỗi vòng quấn chồng lên 1/2 chiều rộng của vòng trước để tạo độ nén đều. Sử dụng lực tay phù hợp do nếu quấn quá chặt làm máu khó lưu thông trong khi quá lỏng thì băng dễ tuột song cũng phát huy được chức năng của băng bảo vệ đầu gối. Cuối cùng, kết thúc quấn và cố định lại băng gối thể thao bằng miếng dán Velcro.
3. Các lưu ý quan trọng khi đeo băng gối thể thao
Cảm giác khi đeo băng gối thể thao là điều quan trọng nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm tập luyện và thi đấu của người sử dụng. Đảm bảo băng bảo vệ đầu gối vừa vặn, không gây đau, tê bì hay cản trở lưu thông máu. Song bạn vẫn có thể cử động khớp gối một cách thoải mái, không bị giới hạn chuyển động.
Nếu trong quá trình đeo băng gối thể thao mà bạn cảm thấy khó chịu kéo dài, chân tê do kém lưu thông máu, hãy tháo băng bảo vệ đầu gối ra và điều chỉnh lại lực quấn hoặc kiểm tra lại kích cỡ đã thực sự phù hợp chưa, cách đeo có đúng hay không. Trong trường hợp bạn có những chấn thương liên quan trước đó, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng băng gối thể thao nhé.
4. Cách vệ sinh, bảo quản băng gối thể thao
Nếu bạn sử dụng băng gối thể thao trong quá trình vận động mạnh, băng bảo vệ đầu gối dễ dàng dính mồ hôi hoặc tiếp xúc với môi trường tập luyện nhiều thì bạn nên giặt thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất là giặt tay bằng nước lạnh với xà phòng dịu nhẹ ngay sau mỗi lần sử dụng để loại bỏ mồ hôi và vi khuẩn.
Không dùng chất tẩy mạnh, nước xả vải vì chúng có thể làm hỏng chất liệu đàn hồi của băng gối thể thao. Song bạn cũng không nên vắt mạnh, chỉ bóp nhẹ để loại bỏ bớt nước trên băng gối thể thao thôi nhé.
Phơi khô tự nhiên ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao cũng là cách tốt nhất để làm khô găng gối thể thao. Việc sử dụng máy sấy hay máy là sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ sản phẩm. Cuối cùng, khi khô hoàn toàn, cuộn gọn lại và cất ở nơi khô ráo.
Xem thêm: Cách phòng tránh các chấn thương thể thao thường gặp nhất
Hướng dẫn chọn băng gối thể thao phù hợp theo nhu cầu
1. Mục đích sử dụng băng gối thể thao
Việc xác định rõ mục đích sử dụng băng gối thể thao sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn băng gối thể thao phù hợp nhất.
Nếu chỉ có nhu cầu phòng ngừa khi vận động nhẹ thì băng gối thể thao dạng ống sẽ là lựa chọn ưu tiên. băng bảo vệ đầu gối này về cơ bản có khả năng ổn định nhẹ và giữ ấm khớp, phù hợp với các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập gym nhẹ.
Nếu muốn hỗ trợ trong quá trình tập luyện vừa phải như chạy bộ đường dài hoặc thực hiện các bài tập như squat với mức tạ vừa phải thì bạn nên chọn băng gối thể thao dạng ống nhưng vải dày hơn hoặc băng hở bánh chè sẽ mang lại cảm giác thoải mái hơn.
Nếu bạn muốn tăng cường bảo vệ khi tập nặng băng gối dạng quấn là lựa chọn lý tưởng nhờ khả năng nén cao, hỗ trợ tăng hiệu suất và giảm nguy cơ chấn thương.
Còn để phục hồi sau chấn thương như phục hồi sau chấn thương dây chằng hoặc hậu phẫu thuật, cần sử dụng loại băng gối có nẹp hoặc loại chuyên dụng theo chỉ định y tế để giúp cố định khớp và hạn chế va chạm.
Hoặc nếu muốn hỗ trợ giảm đau gân bánh chè thì băng gối thể thao hỗ trợ xương bánh chè sẽ ưu việt hơn do công năng tập trung vào giảm đau mặt trước gối. Trong các trường hợp như chạy bộ hay nhảy xa, đai đeo gân bánh chè sẽ tác động trực tiếp lên khu vực gân, giúp giảm áp lực và hỗ trợ ổn định vùng này trong quá trình vận động.
2. Môn thể thao mà bạn tham gia là gì?
Dưới đây là gợi ý băng gối thể thao phù hợp cho từng bộ môn thể thao mà bạn tham gia:
Chạy bộ: Ưu tiên sử dụng các loại băng gối nhẹ, thoáng khí như băng gối thể thao dạng ống, băng gối thể thao dạng khoét lỗ để đảm bảo sự linh hoạt và thoải mái. Hoặc bạn có thể sử dụng băng gối thể thao hỗ trợ xương bánh chè nếu bạn bị đau xương bánh chè khi di chuyển.
Bóng đá/Bóng rổ/Bóng chuyềnTennis/Pickleball/Cầu lông: Là các môn thể thao đòi hỏi bật nhảy, đổi hướng liên tục và có nguy cơ va chạm cao, vì vậy nên chọn băng gối dạng ống dày hoặc băng gối thể thao có khoét lỗ. Những thiết kế này sẽ giúp tăng cường ổn định cho khớp gối và hấp thụ bớt lực tác động khi di chuyển mạnh.
Tập gym/Cử tạ: Với những bài tập cơ bản như squat không tạ hoặc các bài tập nhẹ thì băng gối thể thao dạng ống thông thường là đủ. Tuy nhiên, nếu bạn tập luyện ở cường độ cao như squat nặng, nâng tạ nên sử dụng băng gối dạng quấn để hỗ trợ lực nén và giữ khớp chắc chắn hơn trong quá trình nâng tạ.
Yoga/Đạp xe: Dù không yêu cầu hỗ trợ mạnh mẽ, nhưng nếu bạn có cảm giác đầu gối yếu hoặc cần thêm sự ổn định nhẹ, có thể lựa chọn băng gối thể thao dạng ống mỏng, co giãn tốt. Loại này vừa tạo cảm giác thoải mái, vừa không làm cản trở chuyển động linh hoạt khi tập luyện kéo dài.
3. Chất liệu băng gối thể thao
Một chất liệu tốt sẽ mang đến trải nghiệm sản phẩm tốt, ảnh hưởng đến sự thoải mái của bạn trong quá trình vận động.
Nếu bạn ưu tiên độ co giãn của băng gối thể thao, hãy chọn những băng bảo vệ đầu gối được làm từ chất liệu như spandex để băng gối thể thao sẽ ôm sát khớp một cách mềm mại, dễ chịu, không cản trở quá trình di chuyển.
Trường hợp bạn ra nhiều mồ hôi trong quá trình vận động, bạn muốn băng gối thể thao thấm hút tốt và thoáng khí, hãy thử băng bảo vệ đầu gối được thiết kế từ vải có lỗ thoáng khí hoặc vải pha cotton thấm hút mạnh mẽ.
Hãy kiểm tra xem chất liệu bạn lựa chọn có duy trì được độ bền, độ đàn hồi không, có dễ bai dão sau nhiều lần giặt hay không. Đặc biệt, nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm, dễ kích ứng thì vải mềm, không đường may thô là lựa chọn tối ưu nhất nhé!
4. Kích cỡ của băng gối thể thao
Kích cỡ cũng là một trong những yếu tố quyết định khi bạn lựa chọn mua băng gối thể thao. Bởi mua kích thước không đúng, băng gối thể thao có thể quá chặt làm ảnh hưởng lưu thông máu, gây tê bì, còn nếu băng gối thể thao quá lỏng sẽ dễ trượt xuống và không hiệu quả trong bảo vệ khớp gối.
Hãy đo kích cỡ gối trước khi chọn mua băng gối thể thao bằng cách đứng thẳng và chân hơi gập khoảng 30 độ, dùng thước dây đo các phần vòng đùi (cách vị trí trên đầu gối khoảng 10cm), rộng trên, rộng dưới và chiều dài.
Đối chiếu với bảng size dưới đây để lựa chọn đúng băng bảo vệ đầu gối phù hợp nhất nhé.
5. Các tính năng phụ trợ cần thiết
Trước khi chọn mua băng bảo vệ đầu gối, bạn nên cân nhắc xem mình có thực sự cần các tính năng phụ trợ hay không. Nếu chỉ cần để tham gia vận động bình thường thì có lẽ không cần thiết. Do băng gối thể thao có các tính năng phụ trợ sẽ có mức giá cao cấp hơn so với các loại thông thường.
Một vài tính năng phụ trợ trong băng gối thể thao như dải silicon chống trượt, giúp cố định chắc chắn băng gối thể thao khi vận động nhiều và mạnh. Hoặc thiết kế ôm sát giải phẫu, tạo hình theo hình cong của gối, mang lại cảm giác sử dụng tối ưu hơn, vừa vặn hơn.
6. Thương hiệu
Lựa chọn băng gối thể thao theo thương hiệu cũng là một lựa chọn tốt vì thương hiệu uy tín thường đảm bảo về chất lượng, độ bền cũng như hiệu quả sử dụng. Hãy lựa chọn thương hiệu uy tín như GoodFit hoặc PIP (thương hiệu băng gối số 1 Nhật bản) song cũng cần tìm đúng địa chỉ mua để nhận được sản phẩm chính hãng của thương hiệu.
Nếu đang khó khăn trong việc tìm địa chỉ mua chính hãng, bạn có thể tham khảo iFitness.vn, hiện đang là nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam cho sản phẩm băng gối thể thao Profits thương hiệu PIP nhé!
7. Ngân sách
Bạn nên cân nhắc giá thành dựa trên nhu cầu và ngân sách hiện tại của mình. Nếu chỉ cần phòng ngừa nhẹ nhàng thì băng gối thể thao dạng ống của một thương hiệu tốt đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản rồi.
Tránh mua sản phẩm giá quá rẻ, bạn sẽ phải chi tiền cho nhiều lần mua do chất lượng băng bảo vệ đầu gối không được đảm bảo sau nhiều lần giặt.
Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng băng gối thể thao
Đeo băng bảo vệ đầu gối bao lâu mỗi ngày là hợp lý?
Thông thường, bạn chỉ nên đeo băng gối thể thao trong lúc tập luyện, thi đấu hoặc vận động nhiều. Không nên đeo liên tục băng bảo vệ đầu gối nếu không có chỉ định y tế trong quá trình điều trị hoặc phục hồi, để tránh cản trở tuần hoàn máu hoặc làm yếu cơ quanh gối do quá phụ thuộc vào hỗ trợ bên ngoài.
Có nên đeo băng bảo vệ đầu gối khi đi ngủ không?
Không nên đeo băng bảo vệ đầu gối khi đi ngủ trừ khi bạn bị chấn thương, sau phẫu thuật và cần đeo theo chỉ định của bác sĩ.
Dùng bao lâu thì thay băng bảo vệ đầu gối mới?
Một chiếc băng gối thể thao chất lượng có thể sử dụng trong 6 - 12 tháng, tùy tần suất tập luyện và cách vệ sinh và bảo quản của bạn. Nếu bạn thấy băng bị dão, mất độ đàn hồi và dễ bị tuột, đó là dấu hiệu rằng bạn cần thay một băng bảo vệ đầu gối mới.
Chơi hoạt động thể thao nhẹ như cầu lông/tennis cần đeo băng gối thể thao không?
Dù là môn thể thao nhẹ, cầu lông hay tennis vẫn có nhiều chuyển động nhanh, đổi hướng đột ngột dễ tạo áp lực lên khớp gối. Một chiếc băng gối thể thao mỏng, co giãn tốt sẽ giúp ổn định gối và phòng ngừa chấn thương nhẹ. Trường hợp té ngã, băng bảo vệ đầu gối cũng giúp bạn tránh xây xước da đáng kể.
Băng bảo vệ đầu gối có hỗ trợ giảm đau khớp cho người già không?
Có. Băng gối thể thao giúp giữ ấm vùng khớp, tạo áp lực nhẹ ổn định, từ đó giảm cảm giác đau khi vận động, đặc biệt với người già bị thoái hóa khớp gối, viêm khớp nhẹ. Tuy nhiên, cần chọn loại co giãn vừa phải để tránh gây khó chịu hoặc cản trở máu lưu thông.
Nếu tình trạng đau khớp nghiêm trọng, hãy hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng các băng bảo vệ đầu gối hỗ trợ.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về băng gối thể thao, từ công dụng, cách sử dụng cho đến cách lựa chọn phù hợp.
Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn chưa biết nên chọn loại băng gối thể thao nào phù hợp, ghé ngay iFitness.vn để kiếm tìm sản phẩm ưng ý nhất nhé. iFitness cam kết mang tới sản phẩm chính hãng và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn, đừng ngần ngại mà liên hệ với iFitness qua Hotline/Zalo miễn phí: (028) 22 00 2222 để được đội ngũ tư vấn giải đáp tận tình nhé!