Sữa tăng cơ Tăng Cơ Sữa tăng cơ Tăng Cơ

Chấn thương cổ chân có thể gây nguy hiểm nếu bạn không biết xử lý bằng cách này

Ngày đăng: Th 3 03/06/2025
Mục lục bài viết
    Đã bao giờ bạn muốn làm điều gì đó thật bứt phá nhưng lại bị chấn thương cổ chân cản trở? Bạn muốn tung những cú sút mạnh mẽ, muốn tham gia chạy bộ dẻo dai, nhưng cơn đau âm ỉ từ cổ chân khiến bạn ngần ngại? Vậy thì đừng lo! Hãy để iFitness giúp bạn hiểu rõ ngọn nguồn vấn đề – từ nguyên nhân, cách điều trị, phục hồi cho đến phòng ngừa hiệu quả. 
     

    Chấn thương cổ chân có thể gây nguy hiểm nếu bạn không biết xử lý bằng cách này

     


    Đừng để chấn thương cổ chân trở thành mối đe dọa, hãy làm chủ chấn thương và bảo vệ sức khỏe vận động của mình.


    1. Chấn thương cổ chân là gì?

     
    Cổ chân có cấu tạo khá phức tạp bao gồm các nhóm xương chày, xương mác và xương sên tiếp xúc với nhau. Tại khớp cổ chân, chuyển động của ba xương này giữ vai trò thực hiện chuyển động. Kết hợp với sự bổ trợ của hệ thống gân, sụn, cơ và dây chằng,... cổ chân dễ dàng có được các chuyển động nhịp nhàng hơn.
     
    Do đó, các chấn thương cổ chân là những tổn thương xảy ra ở vùng cổ chân, tác động vào ba xương trên và hệ thống gân, sụn,... gây ra các chấn thương cổ chân điển hình như gãy xương, trật khớp, tổn thương dây chằng hoặc tổn thương gân,...
     

    2. Nguyên nhân gây chấn thương cổ chân

     
    Các chấn thương cổ chân sẽ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu bạn có thể xem xét xem mình mắc phải trường hợp nào nhé!
     
    Chấn thương cổ chân do chơi thể thao
    Người chơi hay vận động viên bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá sẽ thường gặp các chấn thương liên quan đến cổ chân do cường độ tập luyện cao cũng như xu hướng cử động chân lớn. Một vài hoạt động khác như điền kinh, chạy bộ, leo núi cũng ảnh hưởng nhiều tới khớp cổ chân. Các chấn thương dễ gặp phải như lật cổ chân, đứt dây chằng,...

    Chấn thương cổ chân do sử dụng giày không phù hợp
    Việc sử dụng giày dép không phù hợp dễ dẫn đến chấn thương cổ chân do không có khả năng ổn định khớp trong quá trình di chuyển. Đồng thời, đối với phái nữ khi sử dụng giày cao gót cũng dễ bị lật cổ chân, trẹo chân. Về lâu dài nếu đeo giày cao gót sai cách, người đeo dễ dàng bị viêm gân, viêm khớp cổ chân hoặc suy yếu dây chằng quanh khớp.

    Chấn thương cổ chân trong vận động thường ngày
    Không nhất thiết phải vận động nhiều, đơn giản bạn chỉ té ngã hay xoay cổ chân đột ngột cũng có khả năng bị chấn thương cổ chân. Mang vác nặng, sai tư thế mà di chuyển nhanh cũng dễ khiến cổ chân mất cân bằng, dẫn đến bong gân, đau khớp,... 
    Những chấn thương này tuy đau âm ỉ nhưng nếu không chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến bệnh mãn tính đó nhé!


    3. Các chấn thương cổ chân thường gặp

     
    Bong gân cổ chân

    Bong gân cổ chân là tình trạng dây chằng ở quanh khớp cổ chân bị giãn ra, bị rách một phần, thậm chí là đứt hoàn toàn. Tình trạng bong gân có thể nhẹ hoặc nặng tùy vào mức độ chấn thương. Nhưng nhìn chung, các trường hợp bong gân thường gặp là nhẹ dẫn tới nhiều người chủ quan, không chữa trị đúng cách. Lâu dần, từ chấn thương cổ chân nhẹ chuyển sang yếu khớp cổ chân và dễ tái chấn thương.

    Trật khớp cổ chân

    Trật khớp cổ chân là tình trạng mặt khớp hoặc đầu xương bị lệch, cụ thể xương mắt cá chân sẽ lệch khỏi cấu trúc bình thường. Chấn thương này xảy ra chủ yếu do té ngã hoặc va chạm mạnh khiến xương cổ chân bị gãy, lệch và gây chèn ép các dây thần kinh xung quanh. Phần lớn, các trường hợp trật khớp đều cần chụp phim và chuẩn đoán từ bác sĩ. 

    Viêm gân và điểm bám gân cổ chân

    Đây là các tổn thương nhỏ trên gân hoặc vị trí điểm bám của gân do cổ chân bị kéo dãn quá mức và nhiều lần. Tình trạng viêm sẽ tăng dần nếu không được điều trị đúng cách. Thông thường, bệnh này có thể được chữa khỏi từ vài ngày cho đến vài tuần. Đối với các trường hợp mãn tính, thời gian điều trị từ 3 tháng đến 1 năm. Nếu không chữa trị, rủi ro về đứt gân dễ xảy ra và ảnh hưởng nặng nề đến chức năng cổ chân.

    Gãy xương cổ chân

    Gãy xương cổ chân có thể là gãy một hoặc nhiều xương thuộc khớp cổ chân bao gồm xương chày, xương mác hay xương sên. Cũng tồn tại nhiều trường hợp gãy như gãy phạm khớp hoặc không phạm khớp. Tùy mức độ gãy mà bạn phải bó bột hoặc bắt buộc phẫu thuật. Gãy xương cổ chân chủ yếu xảy ra khi té ngã mạnh, tai nạn giao thông, lao động hoặc lực xoắn, vặn chân quá lớn.


    4. Các biểu hiện khi bị chấn thương cổ chân


    Nếu bị bong gân, bạn sẽ thấy phần cổ chân của bạn xuất hiện tiếng rắc rắc như bẻ khớp ngón tay. Phần bong gân cổ chân xuất hiện những vết thâm, bầm tím và sưng tấy. Bạn cảm giác không thể gập hay hoạt động được khớp cổ chân. Trường hợp bong gân nhẹ, bạn cũng sẽ bị đau cổ chân âm ỉ mất vài ngày, nếu nặng hơn, cơn đau cũng sẽ tăng dần và gây đau đớn khi di chuyển.
     

    Dấu hiệu bị chấn thương cổ chân


    Giống như bong gân, trật khớp cũng gây ra cơn đau dai dẳng và sưng phù vùng da quanh khớp cổ chân, gây khó khăn khi di chuyển. Nhưng trật khớp thường nặng hơn ở chỗ chỉ cần chạm nhẹ vào thôi đã gây đau. Hiện tượng xuất huyết và sự biến dạng của khớp mắt cá chân là cách dễ nhận biết bạn có bị trật khớp hay không.


    Đối với viêm gân và điểm bám gân, khi gặp chấn thương cổ chân này, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau dọc theo chiều dài gân hoặc nơi mà gân bám vào xương. Tại vị trí gân bị viêm, xuất hiện tình trạng sưng tấy, ửng đỏ, có thể nóng và phù nhẹ.
    Còn nếu bị gãy xương cổ chân, hầu như bạn sẽ mất khả năng di chuyển, biến dạng vùng cổ chân. Có nhiều trường hợp, gãy xương cổ chân và đâm qua da gây chảy máu ngay tại vị trí tổn thương.

    Nhìn chung, khi bị chấn thương cổ chân, một số triệu chứng thường gặp là:
     
    • Đau đột ngột vùng cổ chân
    • Cổ chân sưng tấy, bầm tím
    • Khả năng di chuyển hạn chế, thậm chí mất khả năng di chuyển
    • Có thể đau âm ỉ, đau nhói hoặc dữ dội khi mức độ chấn thương cổ chân nghiêm trọng hơn.
    • Mắt cá hoặc cổ chân có thể bị biến dạng khi trật khớp hoặc gãy xương.
    • Vòng bàn chân bị sưng nề nếu viêm cổ chân mãn tính lâu năm.


    5. Cách điều trị chấn thương cổ chân


    Điều trị chấn thương cổ chân do bong gân
    Tùy theo trường hợp bong gân nặng hay nhẹ để bạn cân nhắc xem có đến các cơ sở y tế chăm sóc và điều trị hay không.
    Nếu may mắn bạn chỉ bị nhẹ, tức là giãn dây chằng hoặc rách nhỏ, đầu tiên hãy nghĩ ngơi và hạn chế di chuyển mức tối đa. Chân nên được đặt cao hơn tim để hạn chế tích tụ máu gây sưng, bầm tím.

    Trong 2 ngày đầu tiên, hãy chườm đá lạnh để giảm sưng bầm, duy trì mỗi ngày chườm 2-3 lần trong khoảng 30 phút một lần. Lưu ý dùng khăn mỏng bọc đá lại khi chườm, không áp trực tiếp đá lạnh lên da gây bỏng lạnh nhé!

    Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc không kê đơn giúp giảm đau, chống viêm, tiêu sưng cho cổ chân. Hãy nhớ là khi bị bong gân, không sử dụng rượu hoặc cao nóng xoa bóp vào vị trí tổn thương bởi tính nóng sẽ khiến vết thương chảy máu nhiều hơn, nguy cơ teo hoặc cứng khớp sau phục hồi.

    Khi tình trạng dần thuyên giảm, bạn có thể kết hợp với băng bảo vệ cổ chân để trợ lực bước đi và luyện tập phục hồi. Nhưng nếu không giảm đau thì sao? Lại còn khó cử động và xuất hiện biến chứng như sốt, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời và xử lý triệt để nhé!

    Điều trị chấn thương cổ chân do trật khớp
    Phương pháp R I C E

    Cách chữa chấn thương cổ chân do trật khớp hiệu quả nhất là biện pháp RICE, cụ thể như sau:
    - R (Relax - Nghỉ ngơi): Khi bị trật khớp cổ chân, nghỉ ngơi và hạn chế cử động là điều cực kỳ cần thiết, tránh khớp xương bị lệch nặng hơn.
    - I (Ice - Chườm lạnh): Tương tự bong gân, để giảm sưng tấy, bạn chỉ nên dùng các phương pháp nhiệt lạnh như đá, loại trừ phương pháp nhiệt nóng do làm chảy máu hoặc nâng cao tình trạng phù nề.
    - C (Compression - Băng bó): Bạn có thể sử dụng băng thun quấn từ bàn chân lên đầu gối, sử dụng nẹp hoặc băng bảo vệ cổ chân để cố định lại khớp cổ chân. Tuy nhiên, kỹ thuật này bệnh nhân không thể tự điều chỉnh khớp cổ chân được, nó gây đau đớn, thậm chí nghiêm trọng hơn khi thực hiện sai cách.
    - E (Elevation - Nâng cao khớp cổ chân): Nghĩa là kê cổ chân lên cao khoảng 10-20 cm để tăng cường lưu thông máu.
     
    Sau khi hoàn tất những biện pháp sơ cứu ban đầu, bác sĩ sẽ chụp X-quang, xác định chính xác tổn thương mình gặp phải.

    Điều trị chấn thương cổ chân do viêm gân và điểm bám gân 

    Hầu hết với các trường hợp nhẹ (chủ yếu do thói quen sinh hoạt gây ra), nghỉ ngơi và xoa bóp nhẹ nhàng là cơn đau có thể giảm rõ rệt. Có thể sử dụng nẹp để cố định vùng tổn thương. Nhưng nếu hoạt động nặng, vận động mạnh quá sức,... điều trị viêm cần có sự phối hợp sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ do bác sĩ kê toa. Đồng thời, duy trì tập luyện vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn và theo dõi của chuyên gia.

    Điều trị chấn thương cổ chân do gãy xương

    Đối với gãy xương cổ chân, hãy cố định chân chắc chắn lại bằng nẹp và di chuyển ngay tới bệnh viện để chụp X-quang, bó bột hoặc phẫu thuật. 

    Để hỗ trợ quá trình điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và khám chân định kỳ cho tới khi có thể di chuyển lại bình thường. Tùy theo tình trạng chấn thương cổ chân để quyết định thời gian phục hồi. Những người có sức đề kháng yếu hoặc bị loãng xương, ... khả năng phục hồi sẽ kém và chậm hơn.

    Ngoài ra, bệnh nhân gãy xương cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để khôi phục khả năng di chuyển sau chấn thương. Không nên quá sức song cũng không được rụt rè khi di chuyển.


    6. Gợi ý một số bài tập phục hồi cổ chân sau chấn thương


    Bài tập xoay khớp cổ chân
     
     
    Người bệnh nên ngồi và duỗi thẳng 2 chân, xoay bàn chân theo hướng từ trong ra ngoài và xoay ngược lại từ ngoài vào trong. Hãy thực hiện động tác một cách từ từ và lưu ý chỉ luyện tập khi cơn đau đã thuyên giảm. Bài tập này rất hữu ích với trường hợp chấn thương cổ chân do trật khớp mắt cá chân.

    Bài tập gập duỗi cổ chân
     

     
    Ngồi giơ chân ra phía trước. Từ từ gập cổ chân về phía người, các mũi chân hướng lên trần nhà, rồi thả lỏng duỗi ra. Bài tập này sẽ tác động lên tất cả các cơ nhỏ nằm trước và sau khớp. Cổ chân được tăng cường sức mạnh, giúp đứng vững hơn.

    Bài tập với bóng gập mặt lòng cổ chân

    Chỉ cần ngồi trên sàn và duỗi thẳng 2 chân, đặt bóng phía đầu mũi chân, sau đó dùng lực ấn mũi bàn chân vào quả bóng. Giữ nguyên tư thế đó 10-15 giây rồi thả lỏng. Lặp lại tương tự.

    Bài tập giữ thăng bằng
    Bài tập này cực kỳ dễ thực hiện. Hãy luyện tập đứng trên 1 chân, tối đa 30s mỗi chân rồi đổi bên. Lặp lại động tác này từ 3-5 lần cho mỗi bên chân.


    7. Cách phòng tránh chấn thương cổ chân


    Ngoại trừ các chấn thương cổ chân do thoái hóa xương hay chấn thương cổ chân do các bệnh lý khác gây ra thì trong hoạt động thường ngày, chấn thương cổ chân hoàn toàn có thể phòng tránh được.

    - Trong thể thao hay luyện tập cường độ cao, khởi động kỹ, làm nóng cơ thể là cực kỳ quan trọng trước khi tập luyện. Tốt nhất, nên trang bị thêm cho mình băng bảo vệ cổ chân, bạn sẽ được trợ lực và cố định khớp, có được lớp đệm cần thiết cho cổ chân, hạn chế tối đa chấn thương cổ chân xảy ra. Băng bảo vệ cổ chân đặc biệt cần thiết nếu trước đó bạn đã từng gặp phải các chấn thương như bong gân,... Hãy bảo vệ cổ chân trước khi chấn thương lặp lại nhé!
     

    - Lựa chọn giày thể thao cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng chấn thương cổ chân. Một đôi giày phù hợp, có độ bám tốt chống té ngã, mức đệm vừa phải sẽ giúp bảo vệ chân, nâng đỡ tối đa.

    - Trong sinh hoạt hằng ngày, hãy chú ý di chuyển trên bề mặt trơn trượt, cầu thang để không té ngã, trật chân...lưu ý đi đúng tư thế và tránh mang vác quá nặng khi đi bộ đường dài hoặc leo dốc.


    8. Các câu hỏi thường gặp


    Chấn thương cổ chân có thường xuyên gặp phải không?

    Chấn thương cổ chân cực kỳ phổ biến và nhiều người gặp phải. Trong đó nguyên nhân lớn nhất chủ yếu đến từ chấn thương cổ chân khi chơi các hoạt động thể thao, vận động mạnh. Do đó, hãy trang bị cho mình dụng cụ bảo vệ như băng nén cổ chân trước khi tham gia tập luyện là điều rất cần thiết. Phòng tránh vẫn hơn là điều trị mà đúng không!

    Chấn thương cổ chân có nên đi lại nhiều không?
     
    Một chấn thương bongnhư bong gân nhẹ vẫn có thể cho phép người bệnh đi lại mà không đau hoặc mất ổn định, nhưng bong gân nặng hơn sẽ gây đau và mất ổn định khớp trong bất kỳ hoạt động chịu lực nào. Vậy nên, trong thời gian phục hồi, nên nghỉ ngơi ít nhất 24 giờ sau chấn thương, sau đó có thể bắt đầu tập luyện, rèn luyện cổ chân.

    Có nên sử dụng băng bảo vệ cổ chân cả ngày không?

    Mặc dù sử dụng băng bảo vệ cổ chân giúp hạn chế chấn thương và hỗ trợ phục hồi nhưng sử dụng cả ngày dài là không phù hợp. Bạn chỉ nên đeo cả ngày trong trường hợp bác sĩ chỉ định mà thôi.

    Sử dụng băng bảo vệ cổ chân khi đi ngủ được không?

    Việc sử dụng băng bảo vệ cổ chân chỉ nên đeo vào ban ngày để hỗ trợ cho các hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chỉ định đeo ban đêm khi ngủ thì bạn hãy tuân thủ. Lưu ý là không được quấn băng quá chặt vì nó sẽ làm hạn chế lưu thông máu.
    Cách điều trị tốt nhất cho chấn thương cổ chân là gì?

    Cách đơn giản nhất là hãy nghỉ ngơi và dừng mọi hoạt động làm dồn lực lên vị trí chấn thương. Sau đó chườm lạnh vùng bị thương và sử dụng băng quấn, băng nén quấn quanh vùng bị thương để hỗ trợ lực trong cả ngày dài.

    Tuy nhiên, với cách này, hãy theo dõi mức độ đau trong thời gian đầu, nếu thấy không thuyên giảm, bạn cần thăm khám bác sĩ để chuẩn đoán chính xác và kịp thời điều trị.
     
    Ăn gì để việc chấn thương cổ chân mau lành hơn ?

    Để hồi phục cổ chân nhanh, bạn cần tập trung vào mấy nhóm dinh dưỡng sau:

    • Protein chất lượng cao: Đây là “vũ khí” xây dựng lại mô, gân, dây chằng. Ăn thịt nạc, cá, trứng, đậu phụ, hạt quinoa, sữa chua Hy Lạp, whey protein… Đừng tiếc, cơ thể cần protein để sửa chữa tổn thương. Mua tại đây
    • Vitamin C: Cần thiết để tổng hợp collagen – cái keo kết nối mô liên kết, làm lành vết thương. Ăn nhiều cam, quýt, ổi, kiwi, dâu tây, ớt chuông. Mua tại đây
    • Vitamin D & Canxi: Hai chất này phối hợp ăn ý giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ cổ chân hồi phục. Ánh nắng mặt trời nhẹ nhàng + sữa, phô mai, cá béo (cá hồi, cá thu), rau lá xanh.
    • Omega-3: Chất chống viêm thiên nhiên, giảm sưng đau hiệu quả. Ăn cá béo, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó. Còn nếu không ăn được cá thì bổ sung dầu cá Omega 3 tại đây nhé..
    • Chất chống oxy hóa: Để chống lại stress oxy hóa do viêm. Ăn nhiều rau củ đa màu sắc, trái cây đỏ, tím, xanh đậm, hạt dẻ cười, trà xanh.
    • Kẽm: Kẽm đóng vai trò kích thích tái tạo mô, giúp vết thương chóng lành. Có trong hàu, thịt đỏ, hạt bí, hạt điều.
    • Uống đủ nước: Nước giúp vận chuyển dưỡng chất và loại bỏ độc tố. Nhớ nhắc lại, nhịn uống nước không cứu được cổ chân đâu.
    • Ngoài ra, tránh xa rượu bia và chất kích thích vì nó làm cơ thể khó hấp thụ dưỡng chất, dễ gây viêm nặng thêm.

    Chủ đề liên quan

    Ưu đãi dành cho bạn
    policies_icon_1.png

    GIAO HÀNG MIỄN PHÍ

    TP.HCM : ĐH trên 600.000đ
    Toàn quốc : Xem tại đây
    policies_icon_2.png

    QUÀ TẶNG HẤP DẪN

    Nhiều ưu đãi khuyến mãi hot
    Quà tặng khách hàng thân thiết
    policies_icon_3.png

    UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

    100% sản phẩm chính hãng Thanh toán khi nhận hàng
    policies_icon_4.png

    HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

    Hotline: (028) 22 00 2222
    T2-T7: 8:00-18:00

    CÔNG TY CỔ PHẦN FHB VIỆT NAM - IFITNESS.VN - FITNESS FOR SUCCESS
    Trụ sở chính: B-00.02 Sarica, KĐT Sala, Đường D9, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM
    Điện thoại: (028) 22.00.2222 - Email: cskh@fhb.vn
    Mã số doanh nghiệp: 0314855038 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 23-01-2018

    *Các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh