Mục lục bài viết
Ginkgo biloba là gì? Ginkgo biloba là một loại cây lớn có tuổi thọ cao, có lá hình quạt. Nó đã xuất hiện từ rất lâu tại châu Á, Hoa Kỳ và châu Âu và nổi tiếng là một loại thảo dược quý. Ginkgo biloba thường được dùng để tăng cường hoạt động não bộ, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Nó giúp điều trị rối loạn trí nhớ, chóng mặt, mất tập trung và rối loạn tâm trạng.
Ginkgo Biloba là gì, tác dụng và tác hại của nó?
Có thể bạn chưa biết đến Ginkgo biloba, nhưng bạn đã nghe qua về bạch quả rồi chứ? Thật ra đó đều là tên gọi của cùng 1 loại cây. Người ta thường xem bạch quả là một loại thần dược cho não bộ, nhưng sự thật là như thế nào?
Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về loài cây bí ẩn này.
Nguồn gốc của Ginkgo biloba
Ginkgo biloba còn có tên gọi ngắn gọn hơn là Ginkgo, tên tiếng Việt là bạch quả. Cây bạch quả có những lá to hình cánh quạt, là một trong những loại cây có tuổi đời lâu nhất thế giới, khoảng hơn 200 triệu năm. Charles Darwin thậm chí còn miêu tả nó như một loại hóa thạch sống.
Mặc dù đây là giống cây bản địa ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, nó cũng đã được trồng ở châu u từ những năm 1730 và tại Hoa Kỳ từ năm 1784.
Ở Trung Quốc, cây rất được tôn kính và trồng xung quanh các đền thờ. Ở Nhật Bản, cây còn tượng trưng cho sức sống mãnh liệt vì vẫn tươi tốt sau vụ nổ bom nguyên tử kinh hoàng ở Hiroshima dù đã bị đốt cháy hoàn toàn.
Do đã tồn tại qua hàng triệu năm, bạch quả được con người khám phá ra vô số tác dụng đối với sức khỏe. Trong đó, nổi bật nhất là tác dụng của nó đối với sức khỏe não bộ, giải quyết các vấn đề do lưu lượng máu lên não kém gây ra.
Trong một số tài liệu, người ta đã ghi nhận bạch quả được sử dụng để chữa bệnh hen suyễn và viêm phế quản từ năm 2600 trước Công nguyên. Chiết xuất lá bạch quả còn được dùng để sản xuất nhiều loại mỹ phẩm. Hạt bạch quả rang, đã được bỏ vỏ là một món ăn ngon được yêu thích ở Nhật Bản và Trung Quốc.
Tác dụng của Ginkgo biloba
Lợi ích của Ginkgo biloba thì được “lưu truyền” rất nhiều. Nhiều người không tiếc lời ca ngợi loại cây này. Nhưng khen gì thì khen, phải có cơ sở khoa học thì mới đáng tin chứ nhỉ?
1. Chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ
Ginkgo có hàm lượng cao flavonoid và terpenoid – những hợp chất được biết đến với tác dụng chống oxy hóa hiệu quả. Các chất này giúp chống lại hoặc vô hiệu hóa tác hại của các gốc tự do. (1)
Các gốc tự do được tạo ra trong cơ thể trong các quá trình trao đổi chất thông thường, chẳng hạn như chuyển đổi thức ăn thành năng lượng hoặc giải độc. Tuy nhiên, chúng có khả năng làm hỏng các mô khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình lão hóa và phát triển bệnh.
Khi Ginkgo cung cấp cho bạn một lượng lớn chất chống oxy hóa để kiểm soát các gốc tự do, nó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe và sự lão hóa.
2. Giúp chống viêm
Viêm là phản ứng tự nhiên khi cơ thể bị chấn thương hoặc bị “xâm phạm” bởi một chất lạ. Trong phản ứng viêm, các thành phần khác nhau của hệ thống miễn dịch sẽ được sử dụng để chiến đấu chống lại kẻ “xâm lược” nguy hiểm từ bên ngoài, đồng thời chữa lành vùng bị thương.
Tuy nhiên, một số bệnh mãn tính kích hoạt phản ứng viêm ngay cả khi không có tổn thương nào xảy ra. Theo thời gian, tình trạng bị viêm quá mức này có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho các mô và DNA của cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chiết xuất từ cây Ginkgo có thể làm giảm các dấu hiệu viêm ở tế bào, bao gồm: (2)
- Viêm khớp
- Bệnh ruột kích thích (IBD)
- Ung thư
- Bệnh tim
Tác dụng giảm viêm là có, tuy nhiên, vai trò cụ thể của Ginkgo trong việc điều trị các bệnh trên thì vẫn đợi những nghiên cứu sâu hơn.
3. Cải thiện lưu thông máu và sức khỏe tim mạch
Trong y học cổ truyền Trung Hoa, Ginkgo đã được sử dụng để mở các “kênh” năng lượng đến các cơ quan khác nhau như thận, gan, não và phổi. Khả năng làm tăng lưu lượng máu đến các bộ phận đã được khẳng định.
Trong một thí nghiệm, người ta đã cho những người mắc bệnh tim sử dụng Ginkgo, kết quả là lưu lượng máu đến các bộ phận được gia tăng ngay lập tức, nhờ gia tăng 12% nồng độ oxit nitric tuần hoàn, một hợp chất chịu trách nhiệm làm giãn mạch máu. (3)
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác dụng bảo vệ tim mạch vào não bộ của Ginkgo biloba. Do đó, nó được ứng dụng vào việc điều trị các bệnh liên quan đến tuần hoàn kém.
4. Giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần và mất trí nhớ
Ginkgo biloba được đánh giá cao về tác dụng làm giảm căng thẳng, lo lắng, các triệu chứng liên quan đến bệnh Alzheimer, suy giảm nhận thức liên quan đến lão hóa và mất trí nhớ mạch máu.
Những căn bệnh này không chỉ gây bất tiện, tạo gánh nặng cho người thân mà còn kéo theo nhiều biến chứng và hậu quả nguy hiểm khác. Nhiều bệnh về trí nhớ phát triển do chức năng tuần hoàn não bị suy giảm, các bệnh mạch máu và tim như xơ vữa động mạch, thiếu máu mạch máu não, rối loạn nhịp tim...
Những tác dụng của Ginkgo đối với các bệnh này có thể liên quan đến tác dụng cải thiện lưu lượng máu lên não của nó.
5. Cải thiện chức năng và sức khỏe não bộ
Ginkgo biloba được cho là có tác dụng tăng cường chức năng não ở những người khỏe mạnh, tăng hiệu suất tinh thần. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu còn kết luận Ginkgo biloba giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường sự tập trung và chú ý. (4)
6. Làm giảm sự lo lắng
Ginkgo biloba có thể làm giảm các triệu chứng lo âu nhờ các chất chống oxy hóa có trong loại cây này.
Trong một nghiên cứu, 170 người mắc chứng rối loạn lo âu toàn thể (generalized anxiety) đã được điều trị với 240mg hoặc 480mg bạch quả hoặc giả dược. Kết quả là nhóm được dùng bạch quả liều cao đã giảm được hơn 45% các triệu chứng lo âu so với nhóm giả dược. (5)
7. Hỗ trợ điều trị trầm cảm
Nhờ đặc tính chống viêm của mình, Ginkgo được cho là có tác dụng cải thiện khả năng đối phó của cơ thể khi nồng độ hormone căng thẳng tăng cao. Tuy nhiên, trầm cảm là một trình trạng phức tạp với nhiều nguyên nhân sâu xa, cần được kiểm tra cẩn thận trước khi tìm phương án điều trị.
8. Cải thiện thị lực
Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy Ginkgo biloba làm tăng lưu lượng máu lên mắt, trong một số trường hợp có thể giúp cải thiện thị lực. Tác động của Ginkgo biloba đến thị lực và sức khỏe đôi mắt vẫn còn đang được nghiên cứu sâu hơn, nhưng có thể thấy kết quả là rất hứa hẹn. (6)
9. Điều trị đau đầu và đau nửa đầu
Trong y học cổ truyền Trung Hoa, bạch quả là phương thuốc điều trị phổ biến chứng đau đầu và đau nửa đầu. Đau đầu và đau nửa đầu là chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu tình trạng đau của bạn là do căng thẳng quá mức, bạch quả với đặc tính kháng viêm sẽ giúp bạn khắc phục. (7)
Ngoài ra, nếu cơn đau đầu xuất phát từ việc các mạch máu bị tắc nghẽn, lưu lượng máu kém thì bạch quả sẽ là một giải pháp hữu hiệu. Ngược lại, một số chứng đau nửa đầu lại là hệ quả của sự giãn nở quá mức của các mạch máu. Trong trường hợp này, bạch quả chỉ có rất ít hoặc không có tác dụng.
10. Cải thiện hen suyễn và COPD
Ginkgo biloba được cho là có thể cải các triệu chứng thiện hen suyễn và các bệnh viêm đường hô hấp khác như COPD. COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) gây tình trạng khó thở do đường phổi bị hẹp lại. Đây là một bệnh tiến triển, nghĩa là theo thời gian nó càng nặng hơn.
Các chất chống viêm trong bạch quả giúp làm giảm viêm đường thở và tăng dung tích phổi, cải thiện triệu chứng ho, viêm phế quản...
11. Làm giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Đối với nữ giới thì Ginkgo biloba có tác dụng gì? Hội chứng tiền kinh nguyệt hay còn gọi là PMS bao gồm các triệu chứng thể chất và tinh thần gây khó chịu, xuất hiện vào 1-2 tuần trước khi phụ nữ “đến kỳ” và chấm dứt khi kinh nguyệt xuất hiện.
Một nghiên cứu tiến hành trên 85 sinh viên đã thu được kết quả là những người sử dụng Ginkgo biloba giảm được 23% các triệu chứng PMS.
12. Điều trị rối loạn chức năng tình dục
Ginkgo cải thiện nồng độ oxit nitric trong máu, tăng cường lưu thông nhờ sự giãn nở của các mạch máu. Nhờ đó, nó hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng rối loạn chức năng tình dục, bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến các khu vực của cơ thể.
Ginkgo được cho là có khả năng hỗ trợ điều trị tình trạng giảm ham muốn hoặc rối loạn cương dương.
Tác hại của Ginkgo Biloba nếu dùng sai cách
Ginkgo biloba tương đối an toàn khi dùng ở liều lượng vừa phải. Nguy hiểm chỉ xảy ra nếu bạn dùng quá liều hoặc dùng sai cách. Hạt giống bạch quả tươi và sấy khô không an toàn khi ăn hoặc uống trực tiếp. Ăn hạt bạch quả có thể gây co giật, tử vong.
Có một số lo ngại được đặt ra là chiết xuất từ lá Ginkgo biloba có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan và tuyến giáp. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra ở những động vật tiêu thụ Ginkgo với lượng cực cao. Chưa có thông tin nào xác nhận nó có thể xảy ra ở người.
Tác dụng phụ của Ginkgo biloba
- Gây chảy máu: Ginkgo làm tan máu và làm giảm khả năng hình thành cục máu đông, vì vậy không nên dùng cho người chuẩn bị phẫu thuật hoặc vừa phẫu thuật xong.
- Dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng với các loại thực vật có chứa alkylphenol thì cũng không nên dùng bạch quả.
- Tương tác với thuốc: Nếu đang sử dụng thuốc trị bệnh thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Ginkgo.
- Ginkgo biloba có gây buồn ngủ không: Buồn ngủ, chóng mặt là hiện tượng có thể xảy ra khi dùng Ginkgo, nên hãy cẩn thận khi bạn lái xe hoặc làm những việc cần tỉnh táo.
- Giảm lượng đường trong máu: Thận trọng khi sử dụng cho người bị đái tháo đường, hay bị hạ đường huyết.
- Kích ứng da: Trái cây và bột giấy bạch quả có thể gây kích ứng da và kích thích niêm mạc ở một số người.
- Một số phản ứng không mong muốn khác: Nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn...
- Những đối tượng không nên sử dụng: Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người sắp hoặc vừa phẫu thuật, người tiểu đường, người có tiền sử động kinh.
- Hạt rang hoặc cây Ginkgo còn tươi có thể không an toàn khi dùng qua đường miệng. Ăn hơn 10 hạt sấy khô mỗi ngày có thể gây ra triệu chứng: khó thở, mạch đập yếu, co giật, mất nhận thức và bị sốc. Hạt tươi cũng không an toàn khi dùng qua đường miệng. Ăn hạt Ginkgo tươi có thể gây co giật và tử vong.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Ginkgo không an toàn khi dùng qua đường miệng trong thời gian thai kỳ. Nó có thể gây sinh non hoặc chảy máu nhiều trong thời gian sinh, nếu dùng Ginkgo gần sát thời điểm này. Hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học về độ an toàn khi dùng Ginkgo trong suốt thời gian cho con bú. Do vậy, tuyệt đối không được dùng Ginkgo nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em: Chiết xuất lá Ginkgo khá an toàn khi dùng qua đường miệng trong thời gian ngắn. Một vài nghiên cứu đều khuyến nghị rằng sự kết hợp giữa chiết xuất lá ginkgo và sâm Mỹ có thể an toàn cho trẻ em, khi dùng trong thời gian ngắn. Không được để trẻ em ăn hạt Ginkgo, vì nó không an toàn có thể gây co giật và tử vong cho trẻ em.
- Rối loạn chảy máu: Ginkgo có thể khiến tình trạng rối loạn chảy máu trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn bị rối loạn chảy máu, tuyệt đối không nên dùng Ginkgo!
- Béo phì: Ginkgo có thể gây cản trở quá trình kiểm soát chứng bệnh béo phì. Nếu bị béo phì, hãy kiểm soát lượng đường trong máu kỹ vào nhé!
- Co giật: Ginkgo có thể gây ra tình trạng co giật. Nếu bạn từng có tiền sử bị co giật trước đây, tuyệt đối không được dùng Ginkgo.
- Vô sinh: Ginkgo có thể gây cản trở khả năng đậu thai. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu đang có ý định dùng Ginkgo, trong khi đang cố gắng đậu thai.
- Phẫu thuật: Ginkgo có thể làm chậm tốc độ đông máu. Nó có thể gây chảy máu liên tục trong suốt và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng Ginkgo ít nhất 2 tuần, trước khi đi phẫu thuật.
Ginkgo biloba uống như thế nào?
1. Hình thức
- Hiện nay, Ginkgo được sử dụng dưới dạng viên nang, viên nén, chiết xuất lỏng và lá khô để pha trà.
2. Liều dùng
Liều dùng dưới đây áp dụng với chiết xuất lá bạch quả tên Egb 761, khi bạn uống bằng miệng.
- Đối với tình trạng lo lắng: 80-160mg mỗi ngày, chia thành 3 liều, dùng liên tục trong 4 tuần.
- Đối với chứng mất trí nhớ: 60-480mg mỗi ngày, chia thành 2-3 liều, dùng trong 1 năm.
- Đối với tổn thương võng mạc do bệnh tiểu đường: 120mg mỗi ngày, dùng trong 6 tháng.
- Đối với tình trạng chóng mặt: 160mg mỗi ngày, chia thành 2 liều, dùng trong 3 tháng.
- Đối với hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): 80mg mỗi ngày, chia thành 2 liều, bắt đầu từ ngày thứ 16 của chu kỳ kinh nguyệt cho đến ngày thứ 5 của chu kỳ tiếp theo.
Trong tất cả trường hợp, bạn nên bắt đầu sử dụng không quá 120mg mỗi ngày để tránh tác dụng phụ cho đường tiêu hóa. Sau đó, tăng dần liều dùng nếu cần thiết.
LƯU Ý
- Liều lượng, cách dùng có thể thay đổi tùy theo từng nhà sản xuất. Bạn nên đọc và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm mà mình mua.
Sản phẩm Ginkgo Biloba khuyên dùng
Hiện nay, có nhiều hãng cho ra đời những sản phẩm Ginkgo biloba. Bạn nên lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu uy tín lâu năm. Viên uống bổ não Blackmores Ginkgoforte là một trong những sản phẩm bán chạy và nổi tiếng nhất hiện nay.
Blackmores là thương hiệu hàng đầu tại Úc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên. Blackmores đã có 35 năm phát triển ở thị trường châu Á, với 15.000 điểm phân phối trên 17 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Viên uống bổ não Blackmores Ginkgoforte sẽ mang đến cho bạn những tác dụng tích cực đến não bộ, như giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường trí nhớ, giảm các triệu chứng thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não...
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và không mua phải hàng giả, bạn hãy mua hàng ở những địa chỉ phân phối hàng chính hãng của Blackmores tại Việt Nam như cửa hàng thực phẩm bổ sung thể hình iFitness.
Ginkgo biloba là gì, tác dụng ra sao và sử dụng như thế nào, tất cả đã được làm rõ trong bài viết trên. Uống Ginkgo biloba có tốt không? Trong đa số trường hợp, Ginkgo biloba sẽ mang đến nhiều lợi ích cho não bộ. Bạn nên sử dụng ngay từ khi còn trẻ để chăm sóc cho sức khỏe và trí nhớ của mình.