Mục lục bài viết
Đói bụng là hiện tượng bình thường của 1 con người và ngày nào mà chúng ta chẳng cảm thấy đói bụng, đặc biệt là vào 3 bữa chính. Tuy nhiên, bạn có bao giờ gặp hiện tượng nhanh đói hay triệu chứng đói bụng liên tục hay chưa? Đó có thể là 1 dấu hiệu của 1 căn bệnh nào đó hay 1 vấn đề nào đó mà bạn cần phải đọc ngay các thông tin dưới đây nhé!
Đói bụng là 1 hiện tượng tự nhiên của cơ thể con người, vì nó thông báo bạn cần bổ sung thức ăn. Khi đói, dạ dày của bạn thường kêu ọc ọc và khá cồn cào, hay bạn có thể cảm thấy đau đầu, bực tức hay không thể nào tập trung được.
Hầu hết mọi người thường sẽ cần vài tiếng để tiêu hóa hết thức ăn của bữa ăn trước, trước khi bắt đầu cảm thấy đói bụng trở lại. Tuy nhiên, điều này không phải là giống nhau với tất cả mọi người. Có 1 số lời giải thích trọn vẹn cho vấn đề này, bao gồm việc chế độ ăn thiếu protein, chất béo hay chất xơ, hay cũng có thể do căng thẳng quá độ hoặc thiếu nước.
Tổng hợp các lý do đói bụng liên tục hay còn gọi là nhanh đói bụng
Chú ý, các bạn cần phải đọc thật kỹ để kiểm tra xem nếu mình có bị tình trạng này thì vấn đề đó là gì. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng xác định được hướng xử lý phù hợp.
1. Không ăn đủ protein
Ăn đủ hàm lượng chất đạm mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát cơn đói bụng/thèm ăn cực kỳ hiệu quả. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao mình nên đọc ngay bài viết nên ăn bao nhiêu gram protein mỗi ngày. Protein có những thành phần giúp giảm đi cơn đói bụng cồn cào, giúp bạn tự động hấp thụ ít calo hơn trong ngày.
Protein hoạt động bằng cách gia tăng việc sản sinh hocmon tạo tín hiệu no bụng và làm giảm hàm lượng hocmon gây đói bụng. Nhờ vào những ảnh hưởng tích cực này, bạn sẽ có thể cảm thấy đói thường xuyên nếu như không ăn đủ protein.
Trong 1 nghiên cứu gần đây, 14 người đàn ông thừa cân tham gia thử nghiệm đã ăn khoảng 25% lượng calo mỗi ngày từ protein trong 12 tuần, đều cảm thấy họ giảm đi tới 50% cảm giác thèm ăn vặt vào tối muộn, so với nhóm người ăn ít protein hơn.
Thêm vào đó, những người hay ăn nhiều protein hơn, thường nói rằng họ cảm thấy no lâu hơn trong suốt ngày hôm đó và cũng như ít có suy nghĩ về thức ăn hơn. iFitness đã chuẩn bị 1 bài viết về 42 loại thức ăn tự nhiên chứa nhiều protein. Vì vậy, không có gì quá khó để bổ sung vào chế độ ăn mỗi ngày của bạn. Bổ sung nguồn thức ăn giàu protein vào mỗi bữa ăn có thể giúp ngăn lại những cơn đói bụng cồn cào ập tới.
Những sản phẩm từ động vật, chẳng hạn như thịt, cá, trứng... thường chứa hàm lượng chất đạm cao. Ngoài ra, cũng có rất nhiều trong các sản phẩm từ sữa, bao gồm sữa tươi và sữa chua, cũng như các loại thức ăn giàu protein từ thực vật, như hạt và ngũ cốc. Cuối cùng, bạn có thể chọn mua sản phẩm bổ sung Whey, để nhanh chóng bổ sung nguồn đạm tinh khiết và chất lượng nhất.
Nói tóm lại: Protein đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơn thèm ăn bằng cách kiểm soát các hocmon gây đói. Vì điều này, bạn có thể cảm thấy đói bụng liên tục nếu bạn không ăn đủ chất đạm.
2. Bạn không ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc cực kỳ quan trọng với sức khỏe của bạn. Giấc ngủ là điều kiện cần để duy trì các hoạt động của não bộ và hệ miễn dịch. Nó còn giúp giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh mạn tính, bao gồm đau tim và ung thư. Ngoài ra, ngủ đủ giấc là 1 yếu tố để kiểm soát cơn thèm ăn, vì nó giúp điều chỉnh ghrelin, 1 loại hocmon kích thích cơn thèm ăn. Thiếu ngủ làm gia tăng hàm lượng ghrelin. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy đói bụng hơn, khi bạn bị thiếu ngủ.
Trong 1 nghiên cứu, 15 người thiếu ngủ trong chỉ 1 đêm đã nói rằng, họ cảm thấy đói bụng hơn và thường ăn khẩu phần ăn nhiều hơn 14% so với nhóm người đã ngủ đủ 8 tiếng. Ngủ đủ giấc còn giúp đảm bảo hàm lượng leptin ở mức ổn định - 1 loại hocmon giúp no bụng. Để giúp kiểm soát được cơn đói bụng, hãy ngủ ít nhất 8 tiếng liên tục mỗi đêm.
Nói tóm lại: Thiếu ngủ là nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng hocmon gây đói bụng và khiến bạn rơi vào trạng thái vừa ăn xong đã thấy đói.
3. Ăn quá nhiều carbs chế biến sẵn
Carbs chế biến sẵn là những loại tinh bột đã được chế biến sẵn và bị loại bỏ hầu hết các loại chất xơ, vitamin và khoáng chất. Một trong những nguồn tinh bột chế biến sẵn phổ biến nhất chính là bột mì trắng, được tìm thấy trong những loại thức ăn từ ngũ cốc như bánh mì trắng và mì pasta. Những loại thực phẩm chẳng hạn như soda, kẹo và những loại thức ăn nướng, được làm từ đường chế biến sẵn, đều được xem là các loại thực phẩm từ tinh bột chế biến sẵn.
Vì các loại tinh bột chế biến sẵn đều thiếu chất xơ làm đầy, nên cơ thể bạn sẽ tiêu hóa chúng rất nhanh. Đây là nguyên nhân chính tại sao bạn hay đói bụng nếu bạn ăn nhiều tinh bột chế biễn sẵn, vì nó không làm no bụng. Ngoài ra, ăn nhiều loại thức ăn này có thể gây tăng cao lượng đường máu. Điều đó làm gia tăng hàm lượng insulin, 1 loại hocmon chịu trách nhiệm chuyển hóa đường vào các tế bào.
Khi nhiều insulin được giải phóng cùng lúc phản ứng lại lượng đường huyết tăng cao, nó hoạt động bằng cách nhanh chóng loại bỏ đường ra khỏi dòng máu. Điều này sẽ khiến lượng đường trong máu tụt giảm đột ngột. Hàm lượng đường máu sụt giảm sẽ truyền tín hiệu tới cơ thể là phải nạp thêm nhiều đồ ăn. Đây là 1 nguyên nhân khác khiến bạn cảm thấy đói bụng thường xuyên nếu các loại carbs chế biến sẵn là 1 phần thường xuyên trong chế độ ăn.
Để cắt giảm hàm lượng carbs chế biến sẵn nạp vào cơ thể, đơn giản là thay đổi chúng bằng các loại thực phẩm nguyên chất, lành mạnh, như rau xanh, trái cây, ngũ cốc... Những loại thực phẩm này đều giàu carbs, nhưng cũng giàu chất xơ. Điều này giúp kiểm soát cơn đói bụng cực kỳ hiệu quả.
Nói tóm lại: Các loại carbs chế biến sẵn đều thiếu chất xơ và gây mất cân bằng lượng đường trong máu. Đây là nguyên nhân chính giải thích tại sao ăn nhiều các nhóm thức ăn này sẽ khiến bạn luôn đói bụng.
5. Chế độ ăn quá ít chất béo
Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn no bụng. Đây là kết quả của việc cần phải tốn khá nhiều thời gian để tiêu hóa và giữ chất béo trong dạ dày của bạn trong 1 thời gian khá dài. Ngoài ra, ăn nhiều chất béo có thể khiến kích thích sự giải phóng của nhiều hocmon gây no bụng.
Vì những lý do đó, bạn có thể thường xuyên cảm thấy đói bụng nếu chế độ ăn của bạn quá ít chất béo. Một nghiên cứu về 270 người trưởng thành bị béo phì đã tìm ra được những người áp dụng chế độ ăn ít béo làm gia tăng cảm giác thèm ăn tinh bột, đặc biệt là những thực phẩm có hàm lượng đường cao, so với nhóm người đang áp dụng chế độ ăn kiêng low-carb.
Ngoài ra, những người trong nhóm ít chất béo đã nói rằng họ thường cảm thấy đói bụng liên tục hơn nhóm ăn low-carb. Có rất nhiều loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh lớn mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn của mình, để gia tăng hàm lượng chất béo. Một số loại chất béo nhất định, chẳng hạn như Medium-Chain Triglycerides (MCTs) và axit béo omega-3, đã được nghiên cứu về ảnh hưởng lên khả năng giảm được cơn thèm ăn.
Nguồn thực phẩm giàu hàm lượng MCT là dầu dừa và axit béo omega-3 được tìm thấy trong các loại cá béo, như cá hồi, cá ngừ và cá thu. Bạn cũng có thể hấp thụ 1 lượng lớn omega-3 từ các thực phẩm từ thực vật, chẳng hạn như hạt lanh và hạnh nhân. Một vài nguồn thực phẩm giàu chất béo, lành mạnh khác là trái bơ, dầu oliu, trứng và sữa chua.
Nói tóm lại: Bạn có thể cảm thấy đói bụng liên tục nếu không ăn đủ chất béo. Đó là bởi vì chất béo đóng vai trò trong việc làm chậm việc tiêu hóa và tăng hocmon gây no bụng.
5. Không uống đủ nước
Hấp thụ đủ nước cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của bạn. Uống đủ nước có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc kích thích não bộ, sức khỏe và tối ưu hiệu suất tập luyện. Ngoài ra, nước còn giúp làn da và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nước còn giúp làm no bụng và giúp giảm cảm giác thèm ăn nếu uống trước khi ăn. Trong 1 nghiên cứu, 14 người uống 2 ly nước trước khi ăn sẽ ăn ít hơn 600kcal so với người không uống nước. Nhờ vào khả năng giúp làm no bụng của nước, bạn sẽ cảm thấy mình dễ bị rơi vào trạng thái nhanh đói bụng nếu không uống đủ nước.
Cảm giác khát nước có thể bị nhầm lẫn là cảm giác đói bụng. Nếu liên tục bị đói bụng, hãy uống 1-2 ly nước để coi thử mình có bị khát nước hay không. Để đảm bảo bạn uống đủ nước mỗi ngày, hãy uống khi bạn cảm thấy khát. Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu nước, như rau và trái cây cũng giúp bù nước hiệu quả.
6. Chế độ ăn thiếu chất xơ
Nếu chế độ ăn thiếu chất xơ, bạn sẽ rơi vào hiện tượng mau đói bụng. Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp kiểm soát cơn đói bụng hiệu quả. Các loại thực phẩm có chất xơ cao sẽ làm chậm tốc độ làm 'rỗng' dạ dày của bạn và cũng tốn nhiều thời gian hơn để tiêu hóa so với các thực phẩm ít xơ.
Ngoài ra, việc hấp thụ lượng chất xơ cao còn ảnh hưởng tới việc giải phóng các hocmon làm giảm cơn đói bụng và gia tăng sản sinh các axit béo chuỗi ngắn, gây no bụng nhanh chóng. Có rất nhiều loại chất xơ khác nhau và 1 số loại tốt hơn các loại khác ở khả năng giúp bạn no bụng và chống đói. Một vài nghiên cứu đã phát hiện ra chất xơ hòa tan trong nước sẽ giúp làm no bụng tốt hơn các loại chất xơ không hòa tan.
Nhiều loại thực phẩm khác nhau như yến mạch, hạt lạnh, khoai lang, cam... đều chứa rất nhiều chất xơ hòa tan. Chế độ ăn giàu chất xơ không chỉ giúp giảm đói bụng, mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì...
Bổ sung ngay lượng vitamin và khoáng chất hàng ngày mà đôi khi chế độ ăn uống không phù hợp thiếu dưỡng chất cũng gây nên
vien-uong-vitamin-tong-hop-cho-phu-nu-women-s-vitality-multi,100-dong-trung-ha-thao-hector-o-dang-vien-30-vien,vien-uong-bo-sung-rsp-biovite-advanced-multi-vitamin-180-vien,dau-ca-omega-3-the-protein-works-90-vien
7. Ăn không tập trung
Nếu cuộc sống quá bận rộn, bạn thường sẽ rơi vào trạng thái ăn không tập trung được. Mặc dù điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian vừa ăn vừa làm được việc khác, nhưng ăn không tập trung có thể gây hại cho sức khỏe. Nó gây cho bạn cảm giác thèm ăn nhiều hơn, gia tăng calo và tăng cân.
Nguyên nhân gây ra điều này là vì ăn không tập trung sẽ làm giảm đi nhận thức của bạn về việc bạn đã ăn bao nhiêu. Nó còn khiến bạn không nhận ra được cơ thể đã no. Một vài nghiên cứu đã chứng minh được rằng những người bị phân tâm khi ăn uống thường cảm thấy đói bụng nhiều hơn những người không bị mất tập trung.
Trong 1 nghiên cứu, 88 phụ nữ được hướng dẫn ăn khi mất tập trung hay ăn trong im lặng. Những người vừa ăn vừa làm việc khác thường ít cảm thấy no bụng và thường có khuynh hướng ăn nhiều hơn. Để tránh được tình trạng mất tập trung hay phân tâm khi ăn, bạn có thể thử 1 số kỹ thuật tập trung tinh thần, hạn chế việc vừa ăn vừa xem điện thoại hay tivi.
8. Tập thể dục quá nhiều
Những người thường xuyên tập luyện hay đốt calo quá nhiều. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn thường xuyên tập luyện ở cường độ cao hay thường tham gia vào các hoạt động trong thời gian kéo dài...
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người tập luyện ở cường độ cao thường sẽ trao đổi chất nhanh hơn. Điều này có nghĩa là họ sẽ đốt cháy nhiều calo hơn trong khi nghỉ, so với những người ít hay không tập luyện.
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng tập luyện rất hữu ích trog việc kiểm soát cơn thèm ăn, nhưng vẫn có nhiều bằng chứng khác nói rằng tập luyện ở cường độ cao, trong thời gian dài sẽ làm đói bụng thường xuyên hơn những người không tập.
Tốt nhất là bạn nên ăn trước, trong và sau khi tập với những thực phẩm giàu chất xơ, protein và chất béo tốt. Một giải pháp nữa bạn nên bổ sung nhiều protein vào bữa ăn sẽ mau no hơn, đặc biệt là chọn uống sữa Whey!
Nếu bạn vẫn chưa biết bắt đầu tập luyện từ đâu hãy tham khảo thêm một số phụ kiện thể thao giúp bạn tập luyện tại nhà tốt hơn, tiện lợi có thể tập mọi lúc mọi nơi giúp thân hình cân đối khỏe mạnh hơn.
9. Uống đồ uống có cồn nhiều
Đồ uống có cồn luôn gây ra cảm giác thèm ăn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đồ uống có cồn sẽ ngăn các hocmon giảm cơn thèm ăn, chẳng hạn như leptin, đặc biệt là khi bạn uống trước hay trong bữa ăn. Vì lý do này, nên bạn có thể cảm thể thấy thường xuyên đói bụng nhanh chóng nếu bạn uống đồ uống có cồn quá nhiều.
Trong 1 nghiên cứu, 12 người đàn ông đã uống 40ml đồ uống có cồn trước bữa ăn trưa và đã hấp thụ nhiều hơn 300kcal trong 1 bữa ăn so với nhóm chỉ uống 10ml. Ngoài ra, những người uống nhiều chất có cồn hơn thường ăn nhiều hơn 10% calo, so với nhóm còn lại trong ngày hôm đó. Đặc biệt, họ có xu hướng ăn nhiều các thực phẩm nhiều muối và chất béo.
Các đồ uống có cồn không chỉ khiến bạn đói bụng hơn, mà nó còn ảnh hưởng tới khả năng đánh giá và kiểm soát của não bộ.
10. Uống quá nhiều đồ uống giàu calo
Các loại thực phẩm dạng rắn hay dạng lỏng đều ảnh hưởng tới cơn thèm ăn của bạn theo nhiều cách khác nhau. Nếu bạn thường uống sinh tố, các loại nước ép thay bữa ăn hay súp, bạn sẽ cảm thấy đói bụng liên tục hơn so với khi ăn thức ăn dạng rắn.
Nguyên nhân là vì các loại thức ăn dạng lỏng thường đi qua dạ dày nhanh hơn rất nhiều so với các thực phẩm dạng rắn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã khuyến nghị rằng các thực phẩm dạng lỏng không kiểm soát các hocmon gây đói bụng hiệu quả bằng các thực phẩm dạng rắn.
Ăn các thực phẩm dạng lỏng thường tốn ít thời gian hơn ăn các thực phẩm dạng rắn. Điều này khiến cho cơ thể phát ra tín hiệu cần nhiều hơn nữa và bạn sẽ ăn nhiều hơn. Để giảm được điều này, tốt nhất là ăn uống đi kèm.
11. Bị căng thẳng quá độ
Căng thẳng quá độ cũng là nguyên nhân khiến tăng cao việc thèm ăn. Điều này là do sự gia tăng hàm lượng cortisol, 1 loại hocmon được chứng minh có thể gia tăng cơn đói bụng và thèm ăn. Chính vì lý do này nên bạn sẽ thấy mình thường cảm thấy đói bụng nhanh hơn nếu thường bị stress.
Đó là toàn bộ những lý do khiến bạn bị đói bụng liên tục. Để tránh bị nhanh đói, hãy chú ý những điều nêu trên!