Mục lục bài viết
Bạn là người thích đi bộ và mong muốn làm cách nào đó để giảm mỡ bụng, toàn thân nhanh chóng? Bạn đã nghe tới phương pháp Walkactive bao giờ chưa? Hãy cùng chuyên gia thể thao Joanna Hall tìm hiểu ngay cách đi bộ theo phương pháp này như thế nào để có thể đốt cháy hơn 1000 calo nhé.
Joanna Hall là ai? Joanna Hall là thạc sĩ khoa học thể thao, nhà sáng lập ra phương pháp đi bộ giảm cân Walkactive, giúp cơ thể giải phóng năng lượng và cải thiện sức bền.
Đi bộ có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe và đây được coi là 1 môn thể dục thể thao phổ biến mà hầu như ai cũng có thể thực hiện theo. Tuy nhiên, chúng ta cứ nghĩ đi bộ thì dễ lắm, nhưng thực tế để đạt hiệu quả tối ưu thì chẳng được bao nhiêu.
Hướng dẫn đi bộ giảm cân đốt mỡ theo phương pháp Walkactive
Công thức tính số năng lượng đốt cháy được
Số calo đốt cháy/phút = (cân nặng * 0.035) + [(vận tốc * 2)/chiều cao] * 0.029 * cân nặng
Ví dụ, bạn cao 1m60, nặng 70kg và đi với vận tốc là 5km/h thì số calo đốt cháy được/ phút là:
Calo đốt cháy = (70*0.035) + [(5*2)/1.6] * 0.029 * 70 = 35 calo/phút
Như vậy, nếu đi bộ liên tục với tốc độ này trong 40 phút, bạn sẽ đốt được khoảng 30*35 = 1050 calo đó nhé.
So sánh với các bộ môn khác trong khi tập 30 phút và với 1 người 50kg:
- Bơi lội: 300-330calo
- Chạy chậm 8km/h: 240 calo
- Chạy nhanh 11km/h: 330 calo
- Đạp xe 25-30km/h: 360 calo
- Đạp xe trên 32km/h: 495 calo
Hướng dẫn đi bộ theo phương pháp Walkactive
Gót chân và mắt cá chân
2 bộ phận này là trọng tâm trong kỹ thuật đi bộ. Đa số chúng ta có thói quen tiếp đất bằng lòng bàn chân luôn, khiến cho trọng tâm (khung xương chậu) bị lệch. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp đất bằng gót chân thì trọng tâm sẽ được giữ vững.
Tiếp đến là động tác kiễng chân, tức là khi di chuyển bạn sẽ nâng gót chân lên để người đi phía sau có thể nhìn thấy gót giầy. Chúng ta thường bước chân ngang và điều này không tốt cho trọng tâm.
Do đó, khi kiễng chân lên, bạn sẽ cảm thấy vùng mắt cá chân căng cơ.
Tư thế khi đi
Khi đi lại, phần xương chậu và hông của chúng ta cần phải giữ cân bằng. Nếu trong quá trình đi, dạ dày bị căng thì khung xương chậu có vấn đề. Giữ hông cân bằng, tránh không bị nghiêng quá nhiều gây đau hông hay lưng nhé.
Cánh tay và tay
Cánh tay rất quan trọng trong quá trình đi bộ. Nó điều chỉnh tốc độ, đánh tay và tốc độ sẽ tạo ra sự linh hoạt, xoay chuyển hơn cho cột sống.
Để khuỷu tay 90 độ, vung tay dài ra sau, vung tay ngắn ra trước.
Đầu và cổ
Hãy thả lỏng vai và lưng ra nhé. Giữ đầu thẳng.
Ngoài ra, bạn hãy sử dụng thêm đồng hồ thông minh dành cho người người đi bộ để kiểm soát calo, nhịp tim nhé.