Maurten gel ben bi chinh phuc moi cuoc dua Maurten gel ben bi chinh phuc moi cuoc dua

Phòng tránh 4 nhóm chấn thương thể thao thường gặp nhất

Ngày đăng: Th 3 06/10/2020
Mục lục bài viết

    phong tranh 4 nhom chan thuong the thao thuong gap nhat

    Tập luyện thể dục thể thao giúp cho mọi người có một sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên nếu tập luyện không đúng cách sẽ gây ra những chấn thương cho cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn thấy rõ hơn những chấn thương thường gặp khi tập luyện thể thao và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

    Các chấn thương thể thao thường gặp

    Trong tập luyện thể thao các vùng cơ thể hay bị ảnh hưởng nhất chính là bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, hông, khuỷu tay và bả vai. Chấn thương tại các bộ phận này tùy theo chế độ tập luyện của từng người mà sẽ có độ nặng nhẹ khác nhau, nhưng đều gây nguy hiểm cho người tập nếu không chữa trị kịp thời.

    Dưới đây là các chấn thương hay gặp nhất:

    4 nhóm chấn thương thể thao thường gặp nhất

    1/ Căng cơ

    Căng cơ là một chấn thương thể thao thường gặp nhất. Đây là tình trạng cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc bị rách. Thường gặp ở các cơ là cơ đùi sau, cơ tứ đầu (cơ đùi trước), cơ háng, cơ bắp chân, cơ bả vai và cơ lưng. Trường hợp nhẹ thì người bệnh sẽ thấy đỡ nếu cơ được nghỉ ngơi vài ngày, nhưng nếu bị chấn thương nặng sẽ đau kéo dài, gây khó khăn cho việc vận động.

    uong nuoc day du phong ngua cang co

    Khi bị căng cơ, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: sưng, đau nhức và khó cử động tại vùng cơ bị căng. Trong trường hợp cơ bị căng ít, người bệnh sẽ thấy đỡ hơn khi cơ được nghỉ ngơi vài ngày. Với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị đau trong nhiều ngày, khiến cho việc vận động gặp khó khăn.

    Khi bị căng cơ, người bệnh có thể dùng đá để chườm và băng ép vùng cơ bị căng lại. Trong trường hợp đau nhiều, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Nếu như tình trạng căng cơ không giảm, các triệu chứng tăng lên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế ngay.

    Xem thêm : 10 chấn thương khi tập gym, thể hình phổ biến và cách khắc phục

    2/ Bong gân

    Bong gân là chấn thương xảy ra ở dây chằng - là mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp. Khi bị bong gân có nghĩa là có một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc rách.

    Bong gân là tình trạng tổn thương thường gặp phải khi vận động quá mức gây ảnh hưởng đến xương khớp. Tình trạng này hay xảy ra ở vùng cổ chân, khi bàn chân quay vào trong làm dây chằng phía ngoài mắt cá bị căng quá mức dẫn tới bong gân mắt cá chân. Gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của người bệnh.

    chuom da lanh

    Khi bị bong gân, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện đó là sưng tím, tụ máu tại vị trí dây chằng bị tổn thương, khi ấn vào sẽ thấy đau, rất khó chịu, hạn chế vận động tại vùng bị tổn thương.

    Nếu gặp phải chấn thương này, người bệnh nên đi khám, để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Với loại chấn thương này, người bệnh cần vận động hợp lý, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vật lý trị liệu để không làm mất đi tính linh hoạt và dẻo dai của dây chằng.

    3. Chấn thương ở đầu gối

    Trong quá trình luyện tập thể dục thể thao có thể gặp phải các loại chấn thương khớp gối sau đây:

    3.1 Rách dây chằng chéo trước

    Dây chằng chéo trước tham gia vào việc giữ ổn định khớp gối. Chấn thương rách dây chằng chéo trước có thể gặp phải khi:

    • Đặt chân xuống sàn nhà sai tư thế
    • Đổi hướng quá nhanh
    • Dừng lại đột ngột

    Tình trạng này sẽ có các biểu hiện như là: sưng đau tại chỗ, hạn chế vận động khớp gối, khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

    Khi bị chấn thương rách dây chằng chéo trước thường cần phải tiến hành phẫu thuật để tái tạo lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi khả năng vận động khớp gối.

    3.2 Rách dây chằng bên trong gối

    Dây chằng bên trong gối nằm ở mặt trong đầu gối, là bộ phận liên kết giữa xương đùi và xương chày. Chấn thương rách dây chằng bên trong gối thường xảy ra khi khớp gối bị đẩy sang một bên quá mức khi di chuyển hoặc khi bị tổn thương đầu gối.

    Nếu không may gặp phải chấn thương này, bạn sẽ có các biểu hiện như sưng, đau nhức tại khớp gối, khớp gối mất ổn định.

    Chấn thương này có thể được điều trị bằng cách chườm đá, băng ép và tập vật lý trị liệu. Trường hợp tổn thương gây ảnh hưởng đến các cấu trúc khác như sụn chêm, dây chằng, thì bạn có thể phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

    3.3 Hội chứng bánh chè - đùi

    Có thể gặp phải hội chứng bánh chè - đùi do tập thể dục thể thao như chạy bộ, chơi bóng chuyền, bóng rổ. Việc chuyển động lặp đi lặp lại của xương bánh chè vào xương đùi có thể gây ra tổn thương với sụn bên dưới.

    Hội chứng bánh chè - đùi có triệu chứng thường gặp là đau, nhưng phải sau một thời gian bị chấn thương bệnh nhân mới cảm nhận được các cơn đau.

    Giống như chấn thương bong gân, khi bị hội chứng bánh chè - đùi, bệnh nhân cần tiếp tục luyện tập, tuy nhiên nên có sự hướng dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu.

    Bổ sung: Top 13 thực phẩm phục hồi cơ bắp và chấn thương cực kỳ hiệu quả

    4 Các chấn thương ở vai và cánh tay

    4.1 Viêm gân khớp vai

    Khớp vai là khớp có biên độ vận động lớn nhất trong cơ thể, nên rất dễ bị chấn thương. Chấn thương ở vùng vai chiếm khoảng 1/10 tổng số các chấn thương thể thao. Các chấn thương gặp phải thường do sự quá tải hoặc do việc lặp đi lặp lại động tác ném và đẩy.

    Khớp vai dễ gặp chấn thương nhất, song cũng là khớp gặp nhiều khó khăn nhất trong việc phục hồi chức năng. Lý do là khớp vai có tầm vận động quá rộng, có nhiều gân, cơ tham gia vào vận động của nó, bởi vậy sẽ mất nhiều thời gian phục hồi sau chấn thương thì bạn mới có thể chơi thể thao trở lại được.

    4.2 Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

    • Nguyên nhân gây viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay là do vận động quá mức, khi chơi các môn thể thao có những động tác chuyển động lặp đi lặp lại như đánh gôn, tennis, cầu lông, bóng bàn,...
    • Biểu hiện của tình trạng viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay đó là: đau nhức phía bên ngoài khuỷu tay, triệu chứng đau sẽ đỡ khi được nghỉ ngơi. Nếu như bệnh nhân vẫn tiếp tục vận động sẽ làm cho tình trạng chấn thương nghiêm trọng hơn.

    Các phương pháp thường dùng điều trị chấn thương thể thao

    Mỗi loại chấn thương sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương mà có thể điều trị bằng:

    • Xoa bóp.
    • Vật lý trị liệu: thường mất nhiều thời gian, tác động từ từ.
    • Phẫu thuật: thường được áp dụng với các chấn thương rách dây chằng chéo trước, rách dây chằng bên trong gối khi tổn thương nặng.

    Cách phòng tránh chấn thương thể thao

    • Khởi động kỹ trước khi bắt đầu luyện tập để tăng lưu thông máu tới các cơ, làm cho các cơ, khớp vận động linh hoạt hơn.
    • Trong quá trình luyện tập, nên nghỉ giữa các lần tập để cơ thể có thời gian phục hồi.
    • Khi luyện tập môn thể thao mới, bạn nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần độ mạnh, sự linh hoạt và sức bền.
    • Điều quan trọng nhất để phòng tránh chấn thương khi tập thể thao là bạn phải biết lắng nghe cơ thể của mình, hãy dừng lại khi cảm thấy đau, khó chịu hoặc căng thẳng.

    Như vậy 4 nhóm chấn thương thể thao thường gặp đó là là căng cơ, bong gân, chấn thương khớp gối, chấn thương vùng vai và cánh tay. Tùy từng loại chấn thương và mức độ chấn thương sẽ có biện pháp điều trị khác nhau. Nếu tình trạng không tiến triển và ngày càng nặng thêm bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

    Theo Vinmec

    Chủ đề liên quan

    Ưu đãi dành cho bạn
    policies_icon_1.png

    GIAO HÀNG MIỄN PHÍ

    TP.HCM : ĐH trên 600.000đ
    Toàn quốc : Xem tại đây
    policies_icon_2.png

    QUÀ TẶNG HẤP DẪN

    Nhiều ưu đãi khuyến mãi hot
    Quà tặng khách hàng thân thiết
    policies_icon_3.png

    UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

    100% sản phẩm chính hãng Thanh toán khi nhận hàng
    policies_icon_4.png

    HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

    Hotline: (028) 22 00 2222
    T2-T7: 8:00-18:00

    CÔNG TY CỔ PHẦN FHB VIỆT NAM - IFITNESS.VN - FITNESS FOR SUCCESS
    Trụ sở chính: B-00.02 Sarica, KĐT Sala, Đường D9, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM
    Điện thoại: (028) 22.00.2222 - Email: cskh@fhb.vn
    Mã số doanh nghiệp: 0314855038 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 23-01-2018

    *Các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh